Quý III/2022: Nhiều doanh nghiệp đứng trước áp lực trả nợ trái phiếu

21-07-2022 09:51|Đức Quân

6 tháng đầu năm 2022 là khoảng thời gian tương đối trầm lắng đối với thị trường TPDN khi tổng giá trị phát hành giảm 23,7% so với cùng kỳ chỉ còn 176.867 tỷ đồng. Quý III này, bên cạnh cách hoạt động huy động vốn, nhiều doanh nghiệp bắt đầu chuẩn bị cho hoạt động thanh toán các khoản trái phiếu đến hạn.

Công ty Chứng khoán VNDirect (Mã VND - HOSE) vừa công bố báo cáo thị trường trái phiếu quý II/2022 với một số điểm nhấn đáng chú ý.

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong quý II/2022 đạt mức 111.814 tỷ đồng - giảm mạnh 43,7% so với cùng kỳ nhưng tăng 71,9 % so với quý quý đầu năm (chủ yếu do yếu tố Tết Nguyên đán). Nếu so với mức tăng trưởng 96,1% của giá trị phát hành trong quý I/2022, đà tăng trưởng của quý II năm nay đã suy giảm đáng kể, chủ yếu đến từ nhóm các doanh nghiệp bất động sản. 

tgp.png
Quy mô thị trường trái phiếu và tỷ trọng  GDP Việt Nam (đơn vị nghìn tỷ đồng)

Trong quý, lệ phát hành thành công trong quý đạt 90,1% trong đó tỷ lệ trái phiếu phát hành riêng lẻ và công chúng lần lượt là 99,7% và 0,3%.

Thị trường ghi nhận 60 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 111.514 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ trong giai đoạn này - tăng mạnh 88,5% so với quý trước song lại và giảm 40,0% YoY. Các doanh nghiệp có giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn nhất trong quý gồm 2 Ngân hàng TMCP và 1 tập đoàn đa ngành.

Cụ thể, Tập đoàn Vingroup và công ty con Vinfast là doanh nghiệp có giá trị phát hành lớn nhất (16.269 tỷ đồng) trong quý II/2022 (phát hành ra quốc tế); kế đến là là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (13.005 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (10.190 tỷ đồng).

Trong quý II/2022, chỉ có 0,3% tổng giá trị TPDN được phát hành ra công chúng (giảm so với mức 9,1% trong quý I). Giá trị phát hành TPDN công chúng giảm mạnh khi chỉ có CTCP Đầu tư và Thương mại TNG phát hành 300 tỷ đồng trong quý II/2022.

Tài chính – Ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 69,3% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý này - tăng 773,8% so với quý trước song đã giảm 10,1% YoY). Ngoài 2 Ngân hàng có giá trị phát hành lớn nhất kể trên, các tổ chức tài chính khác có giá trị phát hành lớn nhất bao gồm: Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng SMBC (2.400 tỷ đồng), CTCP Chứng khoán Tiên phong (550 tỷ đồng), Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (400 tỷ đồng),...

Ngân hàng đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn, lực cầu "mất hút" khỏi thị trường chứng khoán

Tập đoàn đa ngành là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với 12,8% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý - tương đương 14.269 tỷ đồng (tăng mạnh 904,9% so với cùng kỳ năm trước) và hầu hết đến từ Tập đoàn Vingroup.

Trong bối cảnh Chính phủ thắt chặt hơn trong việc phát hành TPDN riêng lẻ thuộc ngành bất động sản, giá trị phát hành của ngành này đang có dấu hiệu giảm mạnh và chiếm tỷ trọng thứ 3 với 11,0% tổng giá trị phát hành TPDN riêng lẻ trong quý II/2022.

Cụ thể, tổng giá trị phát hành TPDN riêng lẻ của nhóm này chỉ đạt 12.248 tỷ đồng trong - giảm 58,9% so với quý trước và giảm 78,2% YoY. Các doanh nghiệp phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (5.774 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc (2.049 tỷ đồng), CTCP Hội An Invest (1.000 tỷ đồng)…

Thị trường TPDN chậm lại sau nửa đầu năm

6 tháng đầu năm 2022 là khoảng thời gian tương đối trầm lắng đối với thị trường TPDN khi tổng giá trị phát hành giảm 23,7% so với cùng kỳ chỉ còn 176.867 tỷ đồng. Trong số này có 170.672 tỷ đồng phát hành riêng lẻ và 6.196 tỷ đồng phát hành ra công chúng. 

Tài chính – ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị phát hành trong 6 tháng đầu năm - chiếm 50,9% tổng giá trị phát hành; hóm ngành nất động sản chiếm 24,0% tổng giá trị phát hành - giảm mạnh 41,0% YoY; nhóm sản xuất và các nhóm ngành khác chiếm lần lượt 12,5% và 12,6% tổng giá trị phát hành.

Đáng chú ý, hai doanh nghiệp có giá trị phát hành dẫn đầu của 2 ngành ngân hàng và bất động sản lần lượt là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (13.005 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Địa ốc Nova cùng các công ty con (12.857 tỷ đồng).

Tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn sẽ tăng mạnh trong quý III/2022

Theo thống kê từ VNDirect, tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong quý III/2022 đang ở mức 64.696 tỷ đồng - tăng 82,7% so với quý trước và tăng 243,8% YoY trong đó, tỷ lệ TPDN đáo hạn của
ngành bất động sản, tài chính – Ngân hàng và các nhóm khác lần lượt là 52,0%, 37,2% và 10,9%.

VNDirect cho rằng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn tăng mạnh phần lớn đến từ việc nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phát hành một lượng lớn TPDN với kì hạn ngắn (1 - 2 năm) trong giai đoạn 2020 - 2021 (thống kê chỉ bao gồm các đợt phát hành TPDN riêng lẻ từ năm 2019 tới nay).

Ở nhóm bất động sản, giá trị đáo hạn trong quý III là 33.624 tỷ đồng; các doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất trong quý III/2022 sắp tới bao gồm: Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Mediterranena Revival Villas (7.200 tỷ đồng), CTCP Bông Sen (4.800 tỷ đồng), CTCP Osaka Garden (3.400 tỷ đồng).

Ở nhóm tài chính – ngân hàng, giá trị đáo hạn trong quý III/2022 là 24.036 tỷ đồng. Các tổ chức tài chính có giá trị đáo hạn cao nhất trong quý này gồm: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (5.000 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Liên Việt (2.700 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2.000 tỷ đồng).

Các ngành khác chiếm 10,9% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong quý III/2022 - đạt 7.036 tỷ đồng trong đó một số cá tên đáng chú ý có CTCP Tập đoàn Sovico (1.250 tỷ đồng), CTCP Hàng không Vietjet (600 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (600 tỷ đồng).

Để thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh, không tăng bất thường, không giảm bất ngờ

Một tuần đáng quên của VNDirect: Nhận diện 3 diễn biến nổi bật

CEO VNDirect: VND cần thêm một thời gian nữa để khắc phục sự cố, tất cả tài sản của khách hàng hoàn toàn không bị ảnh hưởng

VNDirect bị tấn công: UBCKNN ra công văn khẩn trong đêm

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quy-iii2022-nhieu-doanh-nghiep-dung-truoc-ap-luc-tra-no-trai-phieu-141186.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Quý III/2022: Nhiều doanh nghiệp đứng trước áp lực trả nợ trái phiếu
POWERED BY ONECMS & INTECH