Tính riêng quý III/2022, lợi nhuận trước thuế của Sacombank (STB) đạt 1.532 tỷ đồng - tăng 16% so với quý II và tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Chính phủ mới đây, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (Mã STB - HOSE) Dương Công Minh cho biết, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của ngân hàng đạt 4.440 tỷ đồng - hoàn thành 84,1% kế hoạch trong đó tỷ trọng thu ngoài lãi là 39,4%.
Tính riêng quý III/2022, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 1.532 tỷ đồng - tăng 16% so với quý II và tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng tài sản của Sacombank tính đến 30/9/2022 đạt gần 564.200 tỷ đồng - tăng 8,3% so với đầu năm; tổng vốn huy động đạt 502.535 tỷ đồng - tăng 8,2% so với đầu năm; dư nợ tín dụng đạt hơn 421.000 tỷ đồng - tăng 8,4% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu là 0,86%.
Về hoạt động của Sacombank trong thời gian qua, ông Dương Công Minh cho biết đến nay, Sacombank là một ngân hàng thực hiện tái cơ cấu hiệu quả theo chủ trương của Chính phủ. Đề án cho phép Sacombank tái cơ cấu trong 10 năm nhưng chỉ sau 5 năm, khoảng cách đến vạch đích đã không còn xa nữa.
Từ năm 2017 đến năm 2021, Sacombank đã thu hồi và xử lý được gần 72.000 tỷ đồng các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng trong đó hơn 58.300 tỷ đồng là các khoản thuộc Đề án - đạt gần 68% kế hoạch tổng thể, tỉ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 6,81% xuống còn 1,47 %.
Tại Tọa đàm "Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sacombank cũng có chia sẻ về bài học thành công của Sacombank trong công tác tái cơ cấu ngân hàng Phương Nam với khoản nợ xấu 96.000 tỷ của ngân hàng này.
Bà Diễm cho biết, nợ xấu của Sacombank là 96.000 tỷ và sau 5 năm, Sacombank cũng xử lý được trên 76.000 tỷ. Đó là sự nỗ lực rất lớn của ban điều hành cũng như sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như Chính phủ.
Nhờ thực hiện tái cơ cấu thành công, được các cơ quan chức năng ghi nhận nên tháng 9/2022 vừa qua, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng và Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ room được điều chỉnh cao nhất với 4%.
Về hoạt động lãi suất, sai đồng thái điều chỉnh lãi suất của NHNN, các ngân hàng thương mại trong như MB, ACB, Techcombank, VPBank, Sacombank, SHB, Nam A Bank, SCB, VIB, ABBank cũn ghi nhận mức tăng 0,3 - 1%.
Liên quan đến việc trên mạng xã hội những ngày gần đây đang lan truyền thông tin về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng người dân rút tiền trước hạn trong đó có nhiều điểm giao dịch của STB, chiều ngày 8/10/2022, Sacombank đã phát đi thông báo khẳng định Sacombank và SCB là hai ngân hàng khác nhau nhằm tránh tình trạng khách hàng, nhà đầu tư và đối tác nhầm lẫn.
Để tránh nhầm lẫn tên gọi, Sacombank lưu ý khách hàng, cổ đông, đối tác rằng Sacombank và SCB là hai ngân hàng khác nhau.
Liên quan đến giá cổ phiếu, tuần giao dịch từ 3 - 7/10, cổ phiếu STB ghi nhận 4/5 phiên giảm mạnh trong đó có 2 phiên giảm sàn ngày 3 và 7/10; thị giá cổ phiếu giảm từ mức 20.600 đồng về còn 16.750 đồng - tương ứng mức giảm 18,7%.
Đáng chú ý, khối lượng giao dịch trong tuần qua của mã này cũng tăng mạnh trong đó có gần 41 triệu cổ phiếu được khớp lệnh phiên 7/10 - gấp hơn 4 lần trung bình 10 phiên gần nhất.
Đà bán tháo cổ phiếu STB diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục điều chỉnh về các vùng giá thấp và hiện còn 1.03x điểm. Cùng với đó, nhóm cổ phiếu trụ - ngân hàng cũng bay màu trong những tuần qua càng khiến cho tâm lý thị trường trở nên hoang mang.
Tính từ mức 25.650 đồng (phiên 25/8), cổ phiếu STB hiện đã giảm gần 35% sau 6 tuần liên tiếp - tương ứng vốn hóa bốc hơi gần 16.800 tỷ đồng về còn 41.380 tỷ.
Thị trường chứng khoán tuần 26 - 30/9: Cổ phiếu bank - chứng - thép mất hàng chục %
Chuyển nhầm 95 triệu vào tài khoản 0401178… tại Sacombank, Công an thu hồi chỉ trong vài giờ
Sacombank (STB) ‘đại hạ giá’ lô đất hơn 1.100m2 kèm căn biệt thự 3 tầng kiên cố