Bất động sản

Sắp xây dựng 3 cây cầu quy mô bắc qua sông lớn nhất Hà Nội: Phục vụ đắc lực cho đường vành đai 85.000 tỷ

Chi Chi 20/06/2024 16:09

3 cây cầu chuẩn bị triển khai có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô có thể phát huy tối đa hiệu quả.

Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô kết nối Hà Nội với các địa phương lân cận là Hưng Yên, Bắc Ninh có chiều dài 112km. Điểm đầu của dự án nằm tại điểm nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Tổng mức đầu tư của dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô là hơn 85.000 tỷ đồng.

Ngày 13/6 vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội - Đinh Tiến Dũng đề nghị các cơ quan thành phố đẩy nhanh các thủ tục cần thiết để sớm thực hiện ở hiện trường với dự án thành phần 3. Theo đó, dự án thành phần 3 của Vành đai 4 là xây dựng đường cao tốc trên cao theo phương thức PPP. Dự án thành phần này dự kiến tổ chức đấu thầu trong tháng 6 để lựa chọn nhà đầu tư và khởi công quý IV/2024.

Khu vực sẽ xây cầu Mễ Sở. Ảnh: Hữu Chánh

Khu vực sẽ xây cầu Mễ Sở. Ảnh: Hữu Chánh

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu đẩy nhanh việc tác dự án thành phần với 3 cầu qua sông Hồng, sông Đuống ra khỏi dự án thành phần 3 để thi công độc lập. Theo đó, 3 cây cầu này là cầu Mễ Sở, cầu Hồng Hà vượt sông Hồng - dòng sông lớn nhất của Hà Nội và cầu Hoài Thượng bắc qua sông Đuống - chi lưu của sông Hồng.

>> Tỉnh đông dân nhất Việt Nam sắp có khu công nghiệp đa ngành 350ha, tương lai là 'cú hích' của kinh tế địa phương

Cầu Mễ Sở bên đầu Hà Nội cách trạm bơm Hồng Vân, huyện Thường Tín khoảng 600m về phía hạ lưu. Cầu nối với tỉnh Hưng Yên ở huyện Văn Giang. Sau khi hoàn thành, cây cầu sẽ mở ra hướng đi mới cho phương tiện từ trung tâm Hà Nội đến huyện Văn Giang và ngược lại thay vì hướng cầu Thanh Trì như trước đây. Đặc biệt, cầu Mễ Sở còn tạo sự kết nối giữa 2 cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Hà Nội - Hải Phòng, góp phần giảm thiểu lượng phương tiện vào nội đô.

Phối cảnh cầu Hồng Hà. Ảnh: Internet

Phối cảnh cầu Hồng Hà. Ảnh: Internet

Với cầu Hồng Hà, cây cầu này cắt giao với đường Hồng Hà, đoạn qua chùa Gia Lễ thuộc xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng nối với xã Văn Khê, huyện Mê Linh. Khi đi vào hoạt động, cầu Hồng Hà sẽ rút ngắn thời gian kết nối, tăng cường việc giao thương của phía Tây Hà Nội và các tỉnh tiếp giáp.

Với cầu Hoài Thượng, cây cầu này bắc qua sông Đuống với mặt cắt ngang 24,5m với 4 làn xe cơ giới và mỗi bên bố trí 1 làn phục vụ xe máy, xe thô sơ.

Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô được thực hiện từ năm 2022 và mục tiêu cơ bản sẽ hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ 2027. Khi tuyến đường này được đưa vào khai thác, các cây cầu thuộc dự án sẽ phát huy hiệu quả của đường vành đai.

>> Phân khúc bị 'gắn mác ngáo giá' chính là 'điểm sáng' của thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2024

Chính phủ yêu cầu 'giải mã' nguyên nhân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chậm giải ngân

'Bộ ba' cây cầu hơn 46.000 tỷ sẽ giảm tải mật độ giao thông Thủ đô Hà Nội

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sap-xay-dung-3-cay-cau-quy-mo-bac-qua-song-lon-nhat-ha-noi-phuc-vu-dac-luc-cho-duong-vanh-dai-85000-ty-d125495.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sắp xây dựng 3 cây cầu quy mô bắc qua sông lớn nhất Hà Nội: Phục vụ đắc lực cho đường vành đai 85.000 tỷ
    POWERED BY ONECMS & INTECH