Bất động sản

Sau sáp nhập, một địa phương mới sẽ có đường bờ biển dài gấp 16 lần, trở thành siêu đô thị của châu Á

An Khánh 03/05/2025 04:09

Sau sáp nhập, các ngành logistics xanh, du lịch biển sinh thái, năng lượng tái tạo ngoài khơi (gió, sóng, thủy triều), nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững được phát triển cao độ.

Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.

Theo đó, hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP. HCM, lấy tên là TP. HCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP. HCM hiện nay. Hiện 3 tỉnh, thành đã xong bước thống nhất định hướng sáp nhập, từng địa phương cũng đã hoàn tất phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Sau sáp nhập, TP. HCM sẽ trở thành siêu đô thị vùng Đông Nam Bộ với tổng diện tích hơn 6.770km2, dân số gần 13,7 triệu người, bao gồm 168 đơn vị hành chính cấp xã, trải dài từ nội đô đến biển Long Hải và các khu công nghiệp Bình Dương. Sau khi sáp nhập, TP. HCM sẽ trở thành địa phương có quy mô dân số, kinh tế lớn nhất cả nước, là một siêu đô thị ở cấp độ châu Á.

Sau sáp nhập, một địa phương mới sẽ có đường bờ biển dài gấp 16 lần, trở thành siêu đô thị của châu Á- Ảnh 1.
Trung tâm TP. HCM. Ảnh: Internet

Trong 50 năm qua, TP. HCM đã nhiều lần điều chỉnh đơn vị hành chính nhưng lần sáp nhập này là lớn nhất. TP. HCM đã nhiều lần tách nhập. Ví dụ từ thời Pháp cho đến năm 1975, Cần Giờ thuộc tỉnh Gia Định, sau đấy chuyển sang thị xã Vũng Tàu, kế đến là tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), và rồi tỉnh Biên Hòa, nhưng cuối cùng lại nhập về tỉnh Gia Định.

>> Bước chuyển mới cho dự án nhà thi đấu 4 mặt tiền trung tâm TP. HCM sau 15 năm 'long đong' không hồi kết

Sang năm 1976, huyện Cần Giờ chuyển "hộ khẩu" qua tỉnh Đồng Nai mới (bao gồm các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa và Long Khánh cũ). Đến năm 1978, huyện Cần Giờ lại đưa về TP. HCM, lúc đầu mang tên là huyện Duyên Hải. Sau đó, đổi tên thành Cần Giờ.

TP. HCM cách biển chỉ khoảng 50km, sau khi nhập Cần Giờ đã có khoảng 23km bờ biển. Trong khi Bà Rịa - Vũng Tàu có đến hơn 300km bờ biển, giáp giới Cần Giờ, thẳng một đường liền lạc.

Nếu nắm giữ hơn 320km đường bờ biển quý giá này (tăng gấp hơn 16 lần), TP. HCM và Vũng Tàu - Bà Rịa sẽ có một không gian biển rộng lớn, đáp ứng đủ yêu cầu để đẩy mạnh các dịch vụ hàng hải, du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu biển và đào tạo các nghề liên quan.

Đặc biệt, Côn Đảo nếu nhập về TP. HCM sẽ có thêm nguồn lực nhân sự và tài chính để phát triển, giống thực tế đã và đang diễn ra ở Cần Giờ. Từ TP. HCM hiện giờ đi tàu cao tốc ra "hòn đảo ngọc" chỉ mất 5 tiếng, trong tương lai chắc chắn sẽ có phương tiện đi nhanh hơn.

Mặt khác, thành phố Vũng Tàu và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ hiện tại đang qua lại bằng phà nhưng đã có đề xuất cầu vượt biển sẽ tạo nên gắn kết và thông thương dễ dàng hơn trước.

Sau sáp nhập, một địa phương mới sẽ có đường bờ biển dài gấp 16 lần, trở thành siêu đô thị của châu Á- Ảnh 2.
Vị trí đề xuất làm cầu vượt biển Cần Giờ trên bản đồ theo phương án 2 của Sở Giao thông công chánh TP. HCM về đường ven biển phía nam TP. HCM. Ảnh: TEDI

Chuyên gia nghiên cứu lịch sử đô thị Trần Hữu Phúc Tiến cho rằng "Chính quyền có thể tính đến việc gộp chung Vũng Tàu và Cần Giờ thành đô thị biển quý hiếm của cả nước và Đông Nam Á. Trong đó, Cần Giờ là phần đất sinh thái hoang dã cùng đồng hành với phần thành thị tân tiến của Vũng Tàu và hỗ trợ cho nhau".

"Các cảng ở Nhà Bè, Cần Giờ và Vũng Tàu cần sắp xếp thành một liên hiệp các cảng, điều hành như một hệ thống lớn, không cạnh tranh lẫn nhau, sử dụng chung nguồn lực trong và ngoài nước", ông Tiến nhìn nhận.

Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và triển khai một chiến lược phát triển kinh tế biển xanh (blue economy), là mô hình phát triển gắn liền với biển, đảm bảo sự bền vững của hệ sinh thái đại dương, vừa bảo vệ môi trường vừa khai thác hợp lý có đầu tư tái tạo.

Các ngành kinh tế xanh dương bao gồm: cảng biển và logistics xanh, du lịch biển sinh thái, năng lượng tái tạo ngoài khơi (gió, sóng, thủy triều), nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững. Đặc biệt, ngành xây dựng và phát triển bất động sản ven biển, lấn biển và phát triển trên các đảo nhân tạo đang nổi lên như một trụ cột mới.

>> Quy hoạch chi tiết, xác định vùng ưu tiên siêu cảng nước sâu hơn 61.000 tỷ tại vùng cửa ngõ ĐBSCL

Tỉnh đông dân nhất Việt Nam có thêm một khu du lịch biển, góp sức vào kế hoạch thu về nghìn tỷ cho địa phương

Vài ngày nữa, hoàn thành dự án mở rộng con đường ven biển tại điểm du lịch biển lâu đời nhất Việt Nam

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/sau-sap-nhap-mot-dia-phuong-moi-se-co-duong-bo-bien-dai-gap-16-lan-tro-thanh-sieu-do-thi-cua-chau-a-202250502091347851.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sau sáp nhập, một địa phương mới sẽ có đường bờ biển dài gấp 16 lần, trở thành siêu đô thị của châu Á
    POWERED BY ONECMS & INTECH