Thế giới

Siêu cường châu Á thống trị năng lượng tái tạo: Công suất điện gió, điện mặt trời gấp đôi thế giới, bỏ xa Mỹ

Diệp Thảo 13/07/2024 - 16:58

Quốc gia này hiện có 339 gigawatt (GW) công suất đang được xây dựng, bao gồm 159GW điện gió và 180GW điện mặt trời.

Theo báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Giám sát Năng lượng Toàn cầu (GEM) có trụ sở tại San Francisco, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo.

Cụ thể, theo báo cáo được công bố, Trung Quốc hiện có 339 gigawatt (GW) công suất đang được xây dựng, bao gồm 159GW điện gió và 180GW điện mặt trời. Con số này gần gấp đôi so với phần còn lại của thế giới cộng lại. Để so sánh, Mỹ hiện chỉ có 40GW công suất đang được xây dựng.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào các trang trại năng lượng mặt trời có công suất từ 20 megawatt (MW) trở lên, trực tiếp cung cấp điện vào lưới điện. Phương pháp này có nghĩa là lượng năng lượng mặt trời thực tế ở Trung Quốc có thể cao hơn đáng kể, vì các trang trại năng lượng mặt trời quy mô nhỏ chiếm khoảng 40% công suất năng lượng mặt trời của nước này.

Siêu cường châu Á thống trị năng lượng tái tạo: Công suất điện gió, điện mặt trời gấp đôi thế giới, bỏ xa Mỹ - ảnh 1
Ảnh minh họa

Điều này nhấn mạnh vai trò hàng đầu của Trung Quốc trong sản xuất năng lượng tái tạo toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ ngày càng lo ngại về công suất dư thừa và bán phá giá thị trường của Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành năng lượng mặt trời.

Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong phát triển năng lượng tái tạo trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ của Chính phủ.

Từ tháng 3/2023 đến tháng 3/2024, Trung Quốc lắp đặt nhiều điện mặt trời hơn 3 năm trước gộp lại và hơn tất cả những nước khác gộp lại trong năm 2023.

Các nhà phân tích của GEM dự đoán Trung Quốc đang trên đà đạt 1.200 GW công suất điện mặt trời và điện gió lắp đặt vào cuối năm 2024, sớm hơn 6 năm so với mục tiêu của Chính phủ.

Báo cáo cho biết: “Làn sóng xây dựng không ngừng giúp đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu về lắp đặt điện mặt trời và điện gió trong tương lai gần, vượt xa phần còn lại của thế giới”.

Tuy nhiên, đạt được những con số ấn tượng đó chỉ là một phần thách thức. Các nhà phân tích cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ cần tăng công suất năng lượng tái tạo hơn nữa để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là giảm cường độ carbon của nền kinh tế xuống 18%. Cường độ carbon đo lường lượng khí thải CO2 sản xuất trên mỗi KWh điện được tạo ra.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy Trung Quốc sẽ cần lắp đặt từ 1.600GW đến 1.800GW năng lượng điện gió và điện mặt trời vào năm 2030 để đạt được mục tiêu nguồn năng lượng từ các nguồn phi hóa thạch chiếm 25%. Từ năm 2020 đến năm 2023, chỉ 30% mức tiêu thụ nhiên liệu gia tăng đến từ nguồn tái tạo, thấp hơn so với mục tiêu là 50%.

Cân bằng năng lượng tái tạo và an ninh năng lượng

Mặc dù năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn.

Một phân tích trước đây của GEM và Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch cho thấy những nhà máy nhiệt điện mới tăng gấp 4 lần từ năm 2022 đến năm 2023 so với giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Sự gia tăng phê duyệt các nhà máy điện than này diễn ra bất chấp cam kết năm 2021 về việc "kiểm soát chặt chẽ" các dự án điện than mới.

Ngoài ra, tổng lượng tiêu thụ than đá tăng từ mức trung bình 0,5%/năm lên 3,8%/năm trong giai đoạn trên.

Siêu cường châu Á thống trị năng lượng tái tạo: Công suất điện gió, điện mặt trời gấp đôi thế giới, bỏ xa Mỹ - ảnh 2
Ảnh minh họa

Những căng thẳng địa chính trị, như cuộc chiến ở Ukraine, đã làm gia tăng lo ngại về an ninh năng lượng trên toàn thế giới. Các vụ cắt điện lớn ở một số khu vực của Trung Quốc trong những năm gần đây cũng làm dấy lên những lo ngại này, khiến các quan chức coi than là nguồn năng lượng đáng tin cậy để giải quyết tính không ổn định của năng lượng tái tạo.

Mặc dù các lĩnh vực năng lượng sạch đã trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, chiếm 40% tăng trưởng GDP vào năm 2023, nhưng than vẫn là một thành phần quan trọng trong chiến lược năng lượng của nước này.

Để sử dụng hiệu quả công suất năng lượng sạch ngày càng tăng từ các trang trại điện mặt trời và điện gió, nhóm phân tích nhấn mạnh Trung Quốc cần giải pháp lưu trữ tốt hơn và lưới điện linh hoạt. Nhận thức được thách thức này, Chính phủ Trung Quốc đã xác định pin lithium-ion là một trong "ba công nghệ mới" cần thiết cho tăng trưởng chất lượng cao, cùng với xe điện và pin mặt trời.

Năm 2023, Trung Quốc đã đầu tư 11 tỷ USD vào pin kết nối với lưới điện, tăng 364% so với năm 2022.

Báo cáo của GEM cũng nhấn mạnh hiệu quả của Trung Quốc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo đã được lên kế hoạch. Các dự án điện gió và điện mặt trời có tổng công suất 339GW đã đạt giai đoạn xây dựng, chiếm một phần ba số dự án được đề xuất, vượt xa tỷ lệ xây dựng toàn cầu là 7%.

Theo Interesting Engineering

>> Siêu cường châu Á công bố loại pin xe điện ‘gây sốc’: Chạy hơn 1,6 triệu km mới cần thay, chịu được nhiệt độ từ -3 đến 65 độ C

Siêu cường châu Á dẫn đầu thế giới về tốc độ mở rộng kho vũ khí hạt nhân, có thể vượt mặt cả Mỹ và Nga

15.200 triệu phú sắp tháo chạy khỏi siêu cường châu Á, chuyện gì đang xảy ra?

Theo Kinh tế đô thị
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/sieu-cuong-chau-a-thong-tri-nang-luong-tai-tao-cong-suat-dien-gio-dien-mat-troi-gap-doi-the-gioi-bo-xa-my-124089.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Siêu cường châu Á thống trị năng lượng tái tạo: Công suất điện gió, điện mặt trời gấp đôi thế giới, bỏ xa Mỹ
    POWERED BY ONECMS & INTECH