Xã hội

Siêu cường giáp Việt Nam tính đưa tàu ngầm có người lái xuống đáy biển Bắc Cực để thực hiện tham vọng lớn tại Bắc Băng Dương

Thùy Dung 22/10/2024 - 09:09

Nếu thành công, đây sẽ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới làm được điều này, sau Nga.

Trung Quốc đang lên kế hoạch đưa một tàu ngầm có người lái thám hiểm đáy biển vùng cực, thể hiện tham vọng khám phá Bắc Băng Dương. Viện nghiên cứu 704, thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc tiết lộ rằng con tàu ngầm này sẽ được hạ thủy thông qua một lỗ trên thân tàu nghiên cứu vùng cực Thám Sách-3.

Các nhà phát triển cho biết họ đã tiến hành loạt thử nghiệm, bao gồm khả năng cập bến dưới nước và hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cực thấp nhưng vẫn chưa công bố nhiều chi tiết về thiết kế cụ thể của tàu ngầm.

Siêu cường giáp Việt Nam tính đưa tàu ngầm có người lái xuống đáy biển Bắc Cực để thực hiện tham vọng lớn tại Bắc Băng Dương - ảnh 1
Tàu nghiên cứu vùng cực Thám Sách-3 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, trước đây Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài cho các sứ mệnh tương tự. Tuy nhiên, giờ đây, họ đã phát triển được các hệ thống nội địa "có thể được áp dụng rộng rãi trong tương lai" cho nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu khoa học vùng cực, thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí dưới đáy biển sâu, đến xây dựng và bảo trì đường ống dưới đáy biển cùng với các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.

Các tàu nghiên cứu vùng cực thường gặp khó khăn trong việc hoạt động do sự cản trở của băng trôi, vì vậy, việc sử dụng tàu ngầm có thể là giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, điều kiện khắc nghiệt tại Bắc Cực đặt ra những thách thức lớn về công nghệ.

Tính đến nay, chỉ có Nga từng thành công trong việc đưa tàu ngầm có người lái xuống đáy biển Bắc Cực, trong sứ mệnh Arktika năm 2007. Điều này có nghĩa là Trung Quốc có thể trở thành quốc gia thứ hai đạt được cột mốc quan trọng này.

Viện nghiên cứu 704 cũng phát triển một loạt thiết bị hỗ trợ cho tàu mẹ, bao gồm hệ thống tời dài 10.000 m và các hệ thống triển khai, thu hồi để phục vụ cho hoạt động của tàu ngầm dưới biển sâu.

Tàu Thám Sách-3, được chế tạo tại Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, mang theo sứ mệnh chính là sử dụng các thiết bị sản xuất trong nước để thực hiện các cuộc thăm dò khoa học. Dự án này được khởi động từ tháng 6/2023 và tàu đã rời bến vào tháng 4 năm nay. Dự kiến, Thám Sách-3 sẽ chính thức hoạt động và bắt đầu thử nghiệm trên biển vào năm tới.

Trung Quốc đang tích cực mở rộng đội tàu thám hiểm vùng cực. Một trong những dự án nổi bật là việc đóng một số tàu phá băng, trong đó có tàu Jidi (Vùng Cực) mới được hạ thủy gần đây. Tàu Jidi có khả năng phá lớp băng dày đến 1 mét và vừa thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên đến Bắc Cực vào tháng 8.

Vào tháng trước, Wu Gang - nhà thiết kế tàu phá băng đầu tiên do Trung Quốc sản xuất - Tuyết Long-2 đã tiết lộ rằng Trung Quốc đang phát triển thêm một tàu phá băng khác với khả năng xử lý lớp băng dày hơn 2 mét. Những tàu phá băng này cho phép Trung Quốc duy trì hoạt động quanh năm tại các vùng cực khắc nghiệt.

Không chỉ riêng Trung Quốc, lực lượng Tuần duyên Mỹ hiện cũng đang phát triển một loạt tàu phá băng hạng nặng. Ngoài ra, đầu năm nay, Mỹ, Canada và Phần Lan đã công bố một dự án hợp tác nhằm phát triển các tàu hoạt động tại vùng cực, bao gồm cả tàu phá băng.

>> Tàu ngầm hạt nhân nhanh nhất thế giới: Vận tốc 82,8km/h, tượng đài hơn 50 năm chưa bị 'xô đổ'

Đức tích hợp pin lithium vào tàu ngầm tấn công

Hé lộ số phận tàu ngầm Anh chứa thi thể 64 thủy thủ

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/sieu-cuong-giap-viet-nam-tinh-dua-tau-ngam-co-nguoi-lai-xuong-day-bien-bac-cuc-de-thuc-hien-tham-vong-lon-tai-bac-bang-duong-128669.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Siêu cường giáp Việt Nam tính đưa tàu ngầm có người lái xuống đáy biển Bắc Cực để thực hiện tham vọng lớn tại Bắc Băng Dương
    POWERED BY ONECMS & INTECH