Thế giới

Siêu cường số 1 châu Á phóng tên lửa siêu trọng xây giao lộ trên Mặt Trăng, mở ra kỷ nguyên mới của khám phá vũ trụ

Diệp Thảo 20/09/2024 18:15

Lộ trình cho Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS), được hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, lần đầu được công bố vào tháng 6/2021.

Trung Quốc mới đây đã công bố kế hoạch xây dựng một căn cứ tại cực Nam của Mặt Trăng vào năm 2035, với mục tiêu cuối cùng là thiết lập một chuỗi điểm kết nối trên bề mặt hành tinh này.

Lộ trình cho Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS), được hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, lần đầu được công bố vào tháng 6/2021.

Hai nước lên kế hoạch xây dựng một căn cứ Mặt Trăng cơ bản, được vận hành bởi robot, thông qua 5 lần phóng tên lửa siêu trọng từ năm 2030 đến 2035.

Hiện tại, Trung Quốc đang dẫn đầu dự án này và đã công bố lộ trình hai giai đoạn tiên tiến hơn cho ILRS tại Hội nghị Thám hiểm không gian sâu Quốc tế lần thứ hai diễn ra ở tỉnh An Huy, Trung Quốc vào ngày 5/9 vừa qua.

Siêu cường số 1 châu Á phóng tên lửa siêu trọng xây giao lộ trên Mặt Trăng, mở ra kỷ nguyên mới của khám phá vũ trụ - ảnh 1

Hình ảnh do Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) công bố, phác thảo khái niệm về căn cứ trên Mặt Trăng sẽ được phát triển trong vài thập kỷ tới (Ảnh: CNSA).

Giai đoạn đầu tiên của dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2035, tại khu vực gần cực Nam của Mặt Trăng. Ông Wu Yanhua, trưởng thiết kế dự án thám hiểm không gian sâu của Trung Quốc cho biết giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng thêm và được xây dựng vào khoảng năm 2050. Khu vực cực Nam của Mặt Trăng được lựa chọn do nó chứa các lớp băng nước dưới bề mặt, cùng với môi trường khá ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của con người và robot.

Mục tiêu của kế hoạch này là tạo ra một loạt các "giao lộ" trên bề mặt Mặt Trăng, với trạm chính được xây dựng năm 2035 là trung tâm. Các trạm vệ tinh dự kiến sẽ được triển khai ở trên đường xích đạo, cũng như ở nửa xa của Mặt Trăng.

Toàn bộ cơ sở hạ tầng này sẽ sử dụng năng lượng Mặt Trời để vận hành, và một phần cũng sẽ hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân, với việc sử dụng các đồng vị phóng xạ và các máy phát điện hạt nhân được phát triển trong tương lai.

Bước phát triển tiếp theo của dự án sẽ là xây dựng mạng lưới liên lạc tốc độ cao trên bề mặt Mặt Trăng, cùng các phương tiện di chuyển tầm xa không người lái, xe tự hành có và không có người điều khiển. Đây là yếu tố chủ chốt để căn cứ có thể hoạt động hiệu quả.

Trung Quốc tuyên bố việc mở rộng mô hình ILRS sẽ đặt nền móng cho những cuộc đổ bộ có người lái lên Sao Hỏa trong tương lai. Bên cạnh đó, quốc gia này đang tích cực tìm kiếm thêm đối tác cho dự án ILRS. Tại hội nghị, Senegal đã trở thành quốc gia thứ 13 tham gia vào dự án này.

Trong khi đó, NASA đang dẫn đầu chương trình Artemis, một dự án song song và độc lập nhằm đưa con người trở lại Mặt Trăng. Cả Trung Quốc và NASA đều đặt mục tiêu đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng trước cuối thập kỷ này.

Theo Live Sience, Space.com

>> Láng giềng Việt Nam vừa phát hiện 'điều kỳ diệu' trên Mặt Trăng, mở ra tiềm năng cực lớn

Triều Tiên thử thành công tên lửa đạn đạo ‘mang đầu đạn siêu lớn’

Mỹ điều tên lửa và binh sĩ tới đảo hoang giữa lúc Nga – Trung Quốc tập trận

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/sieu-cuong-so-1-chau-a-phong-ten-lua-sieu-trong-xay-giao-lo-tren-mat-trang-mo-ra-ky-nguyen-moi-cua-kham-pha-vu-tru-126960.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Siêu cường số 1 châu Á phóng tên lửa siêu trọng xây giao lộ trên Mặt Trăng, mở ra kỷ nguyên mới của khám phá vũ trụ
    POWERED BY ONECMS & INTECH