Vĩ mô

‘Sinh sau đẻ muộn’ nhưng đường sắt cao tốc 70 tỷ USD của Việt Nam có một lợi thế vượt trội

Phúc Lam 23/09/2024 - 07:05

Nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã xây dựng thành công dự án đường sắt tốc độ cao.

Hiện nay, có rất nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN đã thành công trong việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao như đường sắt tốc độ cao 250km/h ở Lào (tháng 12/2021) hay tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h ở Indonesia (tháng 10/2023).

Dự án đường sắt tốc độ cao của Việt Nam có chiều dài 1.541km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, có điểm bắt đầu ở ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc ở ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Dự án này hứa hẹn sẽ mang lại một cuộc cách mạng mới cho giao thông vận tải Việt Nam.

Mặc dù so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tuyến đường sắt tốc độ cao của Việt Nam “sinh sau đẻ muộn” nhưng dự án này đang đứng trước thời khắc đột phá quan trọng và có nhiều ưu thế vượt trội.

Chia sẻ với báo chí, Tiến sĩ Majo George, Giảng viên cấp cao ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT Việt Nam cho biết luôn có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng đối với công nghệ trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. Vì vậy, khi tiến hành triển khai dự án đường sắt cao tốc tại thời điểm hiện tại sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tận dụng những công nghệ tiến bộ, tân tiến nhất để triển khai mạng lưới logistic ngay từ đầu.

Ông chia sẻ thêm rằng Việt Nam có thể “nhảy cóc” qua những công nghệ cũ và tiến tới những giải pháp tân tiến nhất bao gồm nâng cao hiệu suất năng lượng, quản lý đường sắt thông minh và xây dựng bền vững.

Hơn thế nữa, Việt Nam có thể học hỏi, rút kinh nghiệm từ những quốc gia đi trước để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam đạt hiệu quả tối đa và tránh bị sa vào những “cạm bẫy” tốn kém. Ông cho biết thêm, Việt Nam với những lợi thế tận dụng kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước và những công nghệ đột phá mới nhất đang sẵn sàng vươn lên dẫn đầu chứ không hề chậm chân.

‘Sinh sau đẻ muộn’ nhưng đường sắt cao tốc 70 tỷ USD của Việt Nam có một lợi thế vượt trội
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Với những quốc gia đi trước trong khu vực như Lào, Indonesia và những ông lớn trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha,... ngỏ ý hỗ trợ Việt Nam trong dự án này sẽ là cơ hội để nước ta học hỏi, rút ra được những bài học quý giá, hoàn thiện hệ thống đường sắt cao tốc Bắc Nam. Hơn thế nữa, điều này sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể nhưng vẫn có được những công nghệ hiện đại nhất cho dự án đường sắt của mình.

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thời khắc thích hợp nhất để hiện thực hóa siêu dự án này. Cụ thể, Nhật Bản quyết định đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên vào năm 1950 khi GDP bình quân đầu người của đất nước này chỉ đạt 250 USD. Hay Trung Quốc tham gia vào đường đua năm 2005 với GDP bình quân đầu người đạt 1.753 USD và Indonesia có GDP đạt 3.322 USD vào năm 2015.

Trong khi đó, năm 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 4.282 USD và dự kiến năm 2030 ước đạt 7.500 USD. Điều này cho thấy đây là thời điểm thích hợp, chín muồi để Việt Nam thực hiện xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, dự án này còn là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế và năng lực, đồng thời thúc đẩy hợp tác và phát triển cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

>>Những bài học quý giá từ Cát Linh - Hà Đông để siêu dự án đường sắt cao tốc 70 tỷ USD đạt hiệu quả tốt nhất

Việt Nam nghiên cứu triển khai 2 tuyến đường sắt 17,3 tỷ USD chạy xuyên biên giới Trung Quốc và Lào

Sẽ trình Quốc hội xem xét dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong tháng 10

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sinh-sau-de-muon-nhung-duong-sat-cao-toc-70-ty-usd-cua-viet-nam-co-mot-loi-the-vuot-troi-249801.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
‘Sinh sau đẻ muộn’ nhưng đường sắt cao tốc 70 tỷ USD của Việt Nam có một lợi thế vượt trội
POWERED BY ONECMS & INTECH