Từ năm 2011 đến nay, chi phí lãi vay của Sông Đà 10 (Mã SDT) luôn duy trì ở mức 70 - 120 tỷ đồng/năm. Tại báo cáo tài chính tự lập quý 4/2022, công ty cũng ghi nhận gần 88 tỷ chi phí lãi vay phải trả.
CTCP Sông Đà 10 (Mã SDT - HNX) công bó kết quả kinh doanh quý 4/2022 với doanh thu đạt 102 tỷ đồng - giảm 56% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tăng giá vốn bán hàng chậm hơn đã giúp biên lãi gộp của công ty tăng từ mức 8,9% lên 24% - tương ứng lợi nhuận gộp đạt 24,5 tỷ đồng.
Kỳ này, chi phí tài chính và chí phí quản lý doanh nghiệp của Sông Đà 10 đều giảm so với cùng kỳ về mức 18,1 tỷ và 11,9 tỷ đồng. Dù vậy, SDT vẫn lỗ trước thuế gần 5,3 tỷ đồng sau khi ghi nhận thêm khoản lỗ khác gần 1,8 tỷ.
Kỳ này, công ty chịu khoản thuế thu nhập doanh nghiệp gần 4,7 tỷ đồng trong khi kỳ trước được miễn số tiền 8,3 tỷ. Sau cũng, Sông Đà 10 báo lỗ sau thuế 9,9 tỷ đồng - tăng gấp 7,7 lần quý 4/2021 đồng thời là quý lỗ nặng nhất của doanh nghiệp kể từ mức lỗ sau thuế 12,8 tỷ trong quý 1/2020.
Tính chung cả năm 2022, tổng doanh thu của SDT ghi nhận mức 445 tỷ đồng - giảm 59% YoY; lỗ ròng gần 10,2 tỷ - giảm so với mức âm 13,8 tỷ đồng trong năm trước đó. Đây cũng là năm kinh doanh thu lỗ thứ 2 liên tiếp của doanh nghiệp họ Sông Đà này.
Theo đó, lỗ lũy kế đến cuối quý 4 của Sông Đà 10 tăng lên mức 59,3 tỷ đồng - gấp đôi đầu năm. Việc lỗ lũy kế bắt đầu ghi nhận từ năm 2021 đã khiến cổ phiếu SDT bị đưa vào diện chứng khoán cảnh báo trên sàn HNX từ ngày 6/4/2022.
Lên sàn chứng khoán từ năm 2006 và duy trì mức lợi nhuận năm từ 40 - 115 tỷ đồng trong giai đoạn 2006 - 2016, bắt đầu từ năm 2027 trở lại đây, tình hình kinh doanh sa sút bắt đầu xuất hiện qua đó kéo lợi nhuận ròng của công ty về các mức "èo uột trước khi chuyển lỗ trong năm 2021.
Mặc dù vậy, vấn đề cốt yếu đối với doanh nghiệp xây dựng này là tổng nợ phải trả luôn gấp từ 1,5 - 3 lần vốn chủ sở hữu trong đó vay nợ tài chính duy trì ở mức cao qua đó bào mòn "lợi nhuận" số lợi nhuận ít ỏi có được.
Tổng hợp từ người viết, từ năm 2011 đến nay, chi phí lãi vay của SDT luôn duy trì ở mức 70 - 120 tỷ đồng/năm. Tại báo cáo tài chính tự lập mới đây, công ty cũng đã ghi nhận gần 88 tỷ đồng chi phí lãi vay phải trả.
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của công ty ghi nhận mức 2.217 tỷ đồng - giảm hơn 530 tỷ so với đầu năm; đây là phần giảm từ giá trị các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi (hiện còn 1.033 tỷ.
Đồng pha, nợ phải trả của công ty giảm gần 27% về còn 1.404 tỷ (gấp 1,7 lần vốn chủ sở hữu) trong đó vay nợ tài chính ở mức 757 tỷ đồng - chiếm phân nửa tổng nợ.
Thế giới Di động làm gì khi gần 60.000 nhân viên nghỉ việc?
Một doanh nghiệp tại Thanh Hóa có gần 12.000 tỷ đồng lãi vay quá hạn thanh toán