Dự án Lô B - Ô Môn (có khối lượng công việc tương đương giá trị 10 tỷ USD cho ngành dầu khí) nếu được thông qua sẽ là cú hých quan trọng cho PVS, PVC, PVD,…
Sóng dầu khí đã kéo dài kể từ đầu tháng 5, với hầu hết các mã trong ngành đã tăng 15 - 50%. Nằm trong xu hướng đó, cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam tăng 21% thị giá chỉ trong 1 tháng. Dù vậy, Chứng khoán Mirae Asset (MAS) đánh giá mã này còn nhiều dư địa tăng và đưa khuyến nghị mua với mức giá mục tiêu 38.100 đồng/cp, tức cao hơn 22% thị giá hiện tại.
Về góc nhìn kỹ thuật, xu hướng PVS đang tích cực trong cả ngắn hạn và trung hạn, cổ phiếu đang tích lũy nhưng với các đáy cao dần. Mốc hỗ trợ ngắn hạn tại 29.500 đồng/cp, kháng cự ngắn hạn tại mốc 31.400 đ/cp. MAS khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc tích lũy cổ phiếu vùng 29.500 – 31.000 và gia tăng tỷ trọng khi cổ phiếu vượt 31.400 đ/cp.
Đồ thị kỹ thuật PVS |
Về triển vọng doanh nghiệp, theo MAS, từ nhiều năm nay PVS đã là doanh nghiệp hàng đầu trong nước về cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí đồng thời trong nhóm có yếu tố nội tại bền vững đang niêm yết. Là Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí, công nghiệp tại Việt Nam, tên tuổi của PVS cũng đã vươn ra quốc tế đánh dấu bởi việc liên tiếp trúng thầu 3 gói thầu Gallaf 1, 2 và 3. Yếu tố cơ bản cũng là điểm nổi bật của PVS khi doanh nghiệp luôn có lượng tiền ròng sau khi trừ hết các khoản nợ vay chiếm khoảng 35% tổng tài sản, tạo nên tính bền vững cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên 8 năm gần đây, lo ngại về công việc của ngành dầu khí đã ảnh hưởng đến định giá của PVS. Sở hữu bảng cân đối lành mạnh cùng với hoạt động kinh doanh luôn tạo ra dòng tiền tốt nhưng từ năm 2015 đến nay PVS luôn có mức định giá dưới 1,5 giá trị sổ sách. Nguyên nhân quan trọng là do từ sau giai đoạn giá dầu giảm mạnh vào cuối 2014 – 2015, ngành dầu khí Việt Nam chưa có dự án lớn khâu thượng nguồn mới triển khai, dù PVS đã chủ động tìm kiếm thành công các hợp đồng lớn ngoài nước bù vào nhưng vẫn chưa đủ để NĐT lạc quan hơn trong đánh giá và quyết định đầu tư của mình. Mức định giá 1,5 lần giá trị sổ sách đã trở thành cản quan trọng của PVS.
Biến động PVS so với VN-Index |
Tuy nhiên, MAS kỳ vọng dự án khí Lô B – Ô Môn sẽ là cú hích đối với kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu của PVS. Trường hợp Lô B – Ô Môn được thông qua, PVS sẽ vượt qua mức 1,5 lần Book value (25.400 đ/cp) và chúng tôi sẽ cập nhật lại định giá.
Dự án Lô B - Ô Môn mang lại khối lượng công việc có giá trị tương đương 10 tỷ USD cho ngành dầu khí (riêng PVS ước tính 1 tỷ USD). Dự án đã chậm đầu tư trong nhiều năm khi các bên chưa chốt được các vấn đề quan trọng như giá khí, thời gian thu hồi vốn... Luật Dầu khí sửa đổi có hiệu lực từ 01/07/2023 sẽ là chất xúc tác quan trọng để dự án có thể triển khai ngay trong năm 2023. Theo kế hoạch đề ra, khả năng giai đoạn đầu tháng 7/2023 khi Luật Dầu khí có hiệu lực, quyết định đầu tư dự án Lô B – Ô Môn cũng sẽ tiến đến giai đoạn cuối.
PVS chiểm tỷ trọng 12% giá trị hợp đồng dự án Lô B - Ô Môn |
Theo chuyên gia, PVS là công ty hưởng lợi sớm nhất với các hợp đồng cơ khí dầu khí tiềm năng trị giá 500 triệu USD từ năm 2024.
Ngoài Lô B - Ô Môn, PVS cũng công bố đấu thầu hàng loạt dự án như: (1) Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2B; (2) Lạc Đà Vàng; (3) LNG Sơn Mỹ; (4) Nâng cấp NM Lọc dầu Dung Quất,…
Bên cạnh các dự án dầu khí, điện gió ngoài khơi được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của PVS thời gian tới. Trong tháng 5/2023, PVS đã ký kết hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho dự án CHW2204 tại Đài Loan với quy mô ước tính 300 triệu USD. Sự kiện ghi dấu việc PVS chính thức tham gia vào lĩnh vực xây lắp NLTT nhiều tiềm năng.
Kế hoạch năm 2023 của PVS |
Mới đây, Tại đại hội, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Cường đã tiết lộ kết quả ước đạt 6 tháng đầu năm. Theo đó, PVS ước mang về 7.200 tỷ đồng doanh thu, giảm 8%; 740 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 17% so với cùng kỳ.
Siêu dự án Lô B - Ô Môn có thể mang về 5,8 tỷ USD cho Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS)
Nhóm dầu khí lỗ ròng quý III: Nỗi lo giá dầu giảm sâu về 40 USD/thùng năm 2025