Cơ hội đầu tư

Thái Bình sắp có thêm khu công nghiệp quy mô 2.000 tỷ đồng

Giai Nhi 14/09/2024 - 14:06

Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế Thái Bình.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ngày 13/9/2024, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú tại tỉnh Thái Bình.

Dự án do Công ty cổ phần Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú làm chủ đầu tư, được triển khai tại xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải với tổng vốn đầu tư là 1.939 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 300 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định nội dung và thực hiện quản lý nhà nước về dự án theo quy định của Luật Đầu tư và các pháp luật có liên quan. Các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật Đầu tư và các pháp luật hiện hành.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo và nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật. Tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phần diện tích quy hoạch phát triển khu công nghiệp Hưng Phú còn lại (5,92ha) phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, tỉnh phải đánh giá nhu cầu sử dụng phần diện tích này để có phương án điều chỉnh giảm diện tích theo quy định của pháp luật về quy hoạch, quản lý khu công nghiệp, đất đai và các pháp luật liên quan.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cần kiểm tra và giám sát việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt; tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đã được phân bổ cho tỉnh.

Thái Bình sắp có thêm khu công nghiệp quy môi 2.000 tỷ đồng
Khu công nghiệp Hưng Phú, Thái Bình sẽ được đầu tư kết cấu hạ tầng. Ảnh minh hoạ

>> Thái Bình: Diễn biến mới nhất về dự án điện khí LNG sẽ đóng góp cho tỉnh 4.000 tỷ đồng/năm

Tỉnh Thái Bình cũng phải tổ chức xây dựng và thực hiện phương án thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho thuê đất để thực hiện dự án theo quy mô diện tích, địa điểm và tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án...

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cũng phải đảm bảo việc bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở, các công trình dịch vụ và tiện ích cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp Hưng Phú theo đồ án quy hoạch chung đô thị Nam Phú, huyện Tiền Hải đã được phê duyệt.

Tỉnh phải chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cùng các cơ quan liên quan rà soát, đảm bảo khu vực thực hiện dự án không có công trình di sản văn hóa vật thể hoặc ảnh hưởng đến di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Thái Bình; phù hợp với yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Về nhà đầu tư, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung hồ sơ dự án và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý, bao gồm việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa và nộp một khoản tiền để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định của Luật Trồng trọt, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như thực hiện ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng để đảm bảo thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Công ty cũng phải sử dụng vốn góp chủ sở hữu theo đúng cam kết để thực hiện dự án và đáp ứng các điều kiện kinh doanh bất động sản khi thực hiện hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

>> Thông tin về doanh nghiệp duy nhất đăng ký thực hiện dự án đô thị 1.400 tỷ tại Thái Bình

Trong quá trình triển khai, nếu phát hiện công trình sâu dưới mức -100m hoặc khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, nhà đầu tư phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Nhà đầu tư cũng cần phối hợp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.

Dự án phải phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển các ngành công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng theo quy định tại Nghị quyết số 81/2023/QH15, Quyết định số 368/QĐ-TTg và Quyết định số 1735/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể quốc gia và vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2050.

>> Doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai chi số tiền khủng 7,5 tỷ USD cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thủ phủ công nghiệp Bình Dương quyết tâm chuyển mình, nâng cấp lên thế hệ khu công nghiệp 4.0

Khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam sắp di dời: Dự chi 1.200 tỷ đồng hỗ trợ cho 21.000 lao động

Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Thái Bình sắp có thêm khu công nghiệp quy mô 2.000 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH