Thành phố cao nguyên này cũng dồn lực đầu tư phát triển, mở rộng các cụm công nghiệp nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế.
Ngày 10/4, tại Quảng trường 16/3, TP. Kon Tum đã tổ chức Lễ Khai mạc chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập thành phố (10/4/2009-10/4/2024) gắn với Ngày hội quảng bá du lịch TP. Kon Tum và kết nối du lịch các thành phố ở Tây Nguyên, TP. Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên).
Chủ tịch UBND TP. Kon Tum Nguyễn Thanh Mân cho biết, thành phố đã được Chính phủ công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh, đây là dấu ấn quan trọng của thành phố. Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế và khắc phục những khó khăn trong giai đoạn tới, Đảng bộ, chính quyền và người dân thành phố tiếp tục phát huy thế mạnh về vị trí là trung tâm của tỉnh và tiềm năng, nguồn lực của địa phương.
"Chú trọng phát triển đô thị theo hướng 3 đường vành đai, 6 vùng phát triển; hình thành các trung tâm đô thị được gắn kết bằng hệ thống giao thông thông minh, thân thiện và hiện đại. Giữ gìn, khai thác tối đa bản sắc văn hóa, lợi thế, tiềm năng tự nhiên để hình thành cấu trúc đô thị kết hợp hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài. Cùng đó, phát triển thành phố Kon Tum trở thành trung tâm thương mại - tài chính, cầu nối giữa các địa phương trong giao thương, kết nối, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ, gắn kết các tour du lịch với địa phương trong và ngoài tỉnh", ông Mân nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, TP. Kon Tum đầu tư phát triển các khu đô thị mới nhằm mở rộng không gian đô thị theo hướng, lấy dòng sông Đăk Bla làm trung tâm, làm xương sống để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo cảnh quan, tạo tiền đề cho phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch.
>> Kon Tum sắp đón nhà máy điện gió hơn 3.500 tỷ đồng
Thành phố sẽ xây dựng mối liên hệ trong chuỗi cung ứng “vùng nguyên liệu - vùng chế biến, sản xuất - vùng tiêu thụ” với các vùng kinh tế động lực khác. Trong đó, tiếp tục duy trì kết nối về du lịch - dịch vụ giữa thành phố Kon Tum với các đô thị trong khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và định hướng kết nối với các thành phố lớn khác trên cả nước.
Theo ông Mân, TP. Kon Tum đang đầu tư phát triển, mở rộng các cụm công nghiệp nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, như: Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề H’Nor; cụm công nghiệp Thanh Trung; cụm công nghiệp Hoà Bình và tiếp tục đầu tư cụm công nghiệp phường Ngô Mây và xã Đăk Cấm; đồng thời, đề xuất UBND tỉnh bổ sung quy hoạch 8 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại phía Nam thành phố, với diện tích 570ha (giai đoạn 2021-2030).
Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng cực bắc Tây Nguyên của Việt Nam, có vị trí địa lý nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn. Kon Tum cũng là tỉnh có diện tích lớn thứ 8 trong 63 Tỉnh thành Việt Nam.
Tỉnh Kon Tum có vị trí địa - chính trị quan trọng về quốc phòng - an ninh; thuộc khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và nằm trên Hành lang Kinh tế Đông Tây; là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh Đông Bắc Campuchia, Nam Lào, Thái Lan và Myanma thông qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
UBND tỉnh Kon Tum vừa qua đã phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến năm 2040. Theo quy hoạch, thành phố Kon Tum gồm 21 đơn vị hành chính (10 phường và 11 xã) với diện tích là 43.601,18ha. Phía Bắc giáp huyện Đăk Hà, phía Nam giáp huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp huyện Kon Rẫy, phía Tây giáp huyện Sa Thầy.
>> Loạt chủ đầu tư tại Kon Tum bị kỷ luật do giải ngân đầu tư công dưới 50%
Tỉnh sẽ là đô thị vệ tinh của TP. HCM 'ráo riết' tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 9.300 tỷ đồng
Huyện sẽ là nơi 'toạ lạc' sân bay thứ 2 của Hà Nội, sáp nhập 14 đơn vị hành chính