Bất động sản

Thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ có 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035

Việt Hoàng 26/01/2025 07:00

Hiện nay, thành phố đã đưa vào khai thác 2 tuyến đường sắt trên cao.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU, tập trung vào việc thúc đẩy phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn Thủ đô.

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Thành ủy, quá trình triển khai các dự án đường sắt đô thị trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn và tồn tại. Nguồn vốn đầu tư phụ thuộc lớn vào vốn vay ODA, dẫn đến các dự án thường xuyên bị chậm tiến độ. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài đã gây đội vốn và lãng phí ngân sách.

Nguyên nhân chính được chỉ ra bao gồm sự thiếu đồng bộ trong phối hợp triển khai các chiến lược và kế hoạch phát triển dự án; đồng thời, cơ chế giám sát, kiểm tra và xử lý trách nhiệm tại các cấp, ngành chưa thực sự hiệu quả.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để khắc phục những hạn chế trên, Ban Thường vụ Thành ủy khẳng định, hệ thống đường sắt đô thị là trục xương sống của mạng lưới vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội.

Việc đẩy mạnh đầu tư và đưa các tuyến đường sắt vào vận hành sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường thị phần vận tải công cộng, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và hạn chế tai nạn giao thông.

>> Giải ngân hơn 1.800 tỷ đồng bồi thường giải phóng mặt bằng tuyến vành đai quan trọng qua địa bàn ‘thành phố trong thành phố’ đầu tiên của Việt Nam

Cụ thể, các dự án phát triển đường sắt đô thị phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, tiệm cận công nghệ tiên tiến trên thế giới. Để thực hiện điều này, cần đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào ngành công nghiệp đường sắt.

Ban Thường vụ Thành ủy nhấn mạnh việc huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực trong nước đóng vai trò nền tảng, lâu dài, còn nguồn lực nước ngoài là yếu tố quan trọng để hỗ trợ.

Ban Thường vụ yêu cầu cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển đường sắt đô thị, gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển đô thị và giao thông vận tải của thành phố. Quá trình triển khai phải tuân thủ phương châm: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình và rõ hiệu quả”.

Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khơi thông nguồn lực đầu tư. Các quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị cần được rà soát, cập nhật và điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài ra, Thành ủy cũng yêu cầu nghiên cứu và áp dụng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) để khai thác hiệu quả giá trị quỹ đất và không gian ngầm tại các khu vực quanh nhà ga và depot. Đồng thời, cần bảo tồn và phát huy giá trị các công trình lịch sử, văn hóa tại những khu vực có tuyến đường sắt đô thị đi qua.

Mục tiêu đặt ra là hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông đô thị.

Ban Thường vụ đề xuất thúc đẩy hợp tác quốc tế, thu hút các tập đoàn và công ty nước ngoài đầu tư vào thiết bị đường sắt tại Việt Nam, đồng thời chuyển giao công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp trong nước.

Thành ủy cũng yêu cầu nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện Trung tâm điều hành tập trung hệ thống đường sắt đô thị (NOCC) và hệ thống vé liên thông (AFC), đảm bảo kết nối dữ liệu thông suốt.

Hiện tại, Hà Nội đã đưa vào khai thác 2 tuyến đường sắt trên cao, gồm: Tuyến metro số 2A (Cát Linh - Hà Đông) với lượng hành khách đạt khoảng 30.000 lượt/ngày; tuyến metro đoạn Nhổn - ga Cầu Giấy, phục vụ khoảng 20.000 lượt khách/ngày.

Theo Báo cáo khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê, Bình Dương ghi nhận thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này cao gấp 1,7 lần so với bình quân chung của cả nước.

Đứng ở vị trí thứ hai là Hà Nội với thu nhập bình quân đạt 6,86 triệu đồng/người/tháng. Đồng Nai giữ vị trí thứ ba với mức thu nhập 6,57 triệu đồng/người/tháng. TP. HCM xếp thứ tư với thu nhập bình quân 6,51 triệu đồng/người/tháng.

>> Cây cầu gần 7.000 tỷ, cách cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam thiết kế 3,8km sẽ thông xe vào dịp đặc biệt của năm 2025

Diễn biến quan trọng của dự án đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Hải Phòng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD có chuyển động mới

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/thanh-pho-giau-nhat-viet-nam-se-co-14-tuyen-duong-sat-do-thi-truoc-nam-2035-202250125200656958.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ có 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035
    POWERED BY ONECMS & INTECH