Thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ trở thành trung tâm tài chính, dịch vụ, kinh tế hàng đầu châu Á và quốc tế
Theo Chương trình phát triển đô thị, đến năm 2035, thành phố sẽ được xây dựng trở thành một đô thị hiện đại, đóng vai trò trung tâm kết nối vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp quốc gia, đồng thời là điểm đến kinh tế và văn hóa hấp dẫn trên trường quốc tế.
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc thành phố cùng Chương trình phát triển đô thị TP. Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Quân, Giám đốc Quản lý Đồ án thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã trình bày những nội dung chính của Quy chế quản lý kiến trúc.
>> Trung tâm tài chính tại TP đáng sống nhất Việt Nam được tập đoàn Singapore hỗ trợ
Quy chế này cụ thể hóa các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Thủ đô và từng khu vực trên địa bàn thành phố.
Đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nhấn mạnh rằng Chương trình phát triển đô thị TP. Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 đặt mục tiêu phát triển Hà Nội thành một đô thị hiện đại, là trung tâm kết nối vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp quốc gia và điểm đến kinh tế, văn hóa hấp dẫn trên trường quốc tế.
Theo chương trình, tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt 65-70%, trong khi tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng hiện đại dự kiến đạt 30%.
Xa hơn, đến năm 2045, Hà Nội sẽ hướng tới trở thành Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, đồng thời là trung tâm tài chính, dịch vụ, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ hàng đầu khu vực châu Á và quốc tế.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm tỷ lệ đô thị hóa đạt 75% và tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng tăng lên 50%.
Đặc biệt, chương trình cũng định hướng xây dựng Hà Nội thành một thành phố xanh và sinh thái với sông Hồng trở thành biểu tượng phát triển.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - ông Dương Đức Tuấn yêu cầu các Sở, ban ngành cùng UBND các quận, huyện cần chủ động đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tại cơ sở.
Trọng tâm bao gồm: Quy hoạch đầu tư phát triển; quy hoạch chỉnh trang, tái thiết đô thị; cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ; Lập quy hoạch chi tiết các khu vực không gian chức năng và hạ tầng quan trọng của thành phố.
Với định hướng và cam kết đồng bộ, Quy chế quản lý kiến trúc và Chương trình phát triển đô thị sẽ là nền tảng quan trọng để Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược, xây dựng một Thủ đô hiện đại, văn minh và bền vững trong tương lai.
Theo Báo cáo khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê, Bình Dương ghi nhận thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này cao gấp 1,7 lần so với bình quân chung của cả nước.
Đứng ở vị trí thứ hai là Hà Nội với thu nhập bình quân đạt 6,86 triệu đồng/người/tháng. Đồng Nai giữ vị trí thứ ba với mức thu nhập 6,57 triệu đồng/người/tháng. TP. HCM xếp thứ tư với thu nhập bình quân 6,51 triệu đồng/người/tháng.
>> Hà Nội giao hơn 68.000m2 ‘đất vàng’ cho công ty con của Vingroup làm tổ hợp trung tâm thương mại