Thị trường chứng khoán phiên đầu tuần bất ngờ tăng mạnh khi lực cầu mạnh mẽ tại nhóm cổ phiếu Large Cap đã tiếp thêm động lực giúp VN-Index bứt phá. Hàng hoạt cổ phiếu như VHM, NVl, MSN, GAS,… đều có diễn biến lạc quan.
Kết phiên 21/3/2022, nhóm ngân hàng, chứng khoán cũng thu hút dòng tiền trở lại và nhiều cổ phiếu như VND, VCI, MBS, TVB, SHS, VIX, TCI, BSI, CTS, SSI, AGR, HDB, VPB, TPB, VCB, CTG, MBB, TCB đều đóng cửa trong sắc xanh tăng điểm.
Với chỉ số HNX-Index, đà leo dốc của cổ phiếu HUT cùng sắc xanh của CEO và THD là động lực chính cho đà tăng của chỉ số. Ở chiều ngược lại, NVB, VIF và NTP là những mã tác động tiêu cực nhất.
Có thể thấy rõ dòng tiền đang có sự dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu bất động sản và bảo hiểm khi xuất hiện nhiều mã tăng mạnh cùng thanh khoản dồi dào như VNR (+3,7%), MIG (+6,9%), BMI (+6%), BVH (+4,3%), NVL (+6,9%), DXG (+6,9%), PDR (+6,9%)…
Các nhóm ngành như thực phẩm đồ uống, tiện ích, bán lẻ, chế biến thủy sản,… cũng có sắc xanh tích cực.
Ở chiều ngược lại, diễn biến ảm đạm xuất hiện ở các nhóm ngành như vận tải kho bãi, nông - lâm - ngư, sản phẩm cao su,…
Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 25,85 điểm (1,76%) lên 1.494,95 điểm; HNX-Index tăng 7,08 điểm (1,57%) lên 458,29 điểm; UpCOM-Index tăng 0,14 điểm (0,12%) lên 116,18 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 25.972 tỷ đồng - giảm 6% trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE giảm 6% và đạt 21.909 tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tích cực mua ròng hơn 1.099 tỷ đồng trên sàn HOSE trong đó STB và GEX là hai mã được mua ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 12.89 tỷ đồng - trong đó PLC là mã bị bán ròng nhiều nhất.
Lãi suất liên ngân hàng tăng cao: Tín hiệu gì từ thanh khoản hệ thống?
Chính sách của ông Donald Trump khó ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá, lãi suất Việt Nam năm 2025