Ngay từ đầu phiên giao dịch, áp lực bán được đẩy lên mức rất cao và khiến hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ lao dốc. VN-Index kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATC) với mức giảm trên 28 điểm. Hàng loạt cổ phiếu lớn giảm trên 4% cùng với đó là rất nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ bị kéo xuống giá sàn.
Tâm lý nhà đầu tư tỏ ra lo ngại trước biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2, cùng với việc thị trường chứng khoán thế giới lao dốc ở phiên cuối tuần qua đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Ngay từ đầu phiên giao dịch, áp lực bán được đẩy lên mức rất cao và khiến hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ lao dốc. VN-Index kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATC) với mức giảm trên 28 điểm. Hàng loạt cổ phiếu lớn giảm trên 4% cùng với đó là rất nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ bị kéo xuống giá sàn.
Tuy nhiên, lực cầu nhanh chóng dâng cao và giúp các chỉ số thu hẹp đáng kể đà giảm sau ít phút lao dốc.
VN30-Index sau khi giảm sâu hơn 3% ở phiên ATO, thì bây giờ cũng đang đón dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư và chỉ còn giảm hơn 1%. Tuy vậy, hầu như toàn bộ 30 mã cổ phiếu trong rổ đều đang giao dịch dưới mức tham chiếu. Giảm mạnh nhất trong rổ VN30 là cổ phiếu GAS, PLX với mức giảm gần 3%. Theo đằng sau là các cổ phiếu MWG, ACB, BVH và STB, đồng loạt cả 4 mã trên đều mất khoảng 2% giá trị. Chỉ có duy nhất cổ phiếu VIC là đang giao dịch trong sắc xanh, tăng hơn 2%.
Cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất tới thị trường đang là VCB, VHM và GAS, khi cùng nhau kéo VN-Index giảm gần 4 điểm. Ở bên kia chiến tuyến là VIC đang là trụ cột quan trọng khi đóng góp tới hơn 2 điểm tăng cho thị trường.
Tại thời điểm 9h21, VIC bật tăng trở lại 2,5% lên 101.000 đồng/cp và là nhân tố chính dẫn dắt đà hồi phục của thị trường chung. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như SAB, VNM, HPG, FPT... cũng khôn còn rơi vào trạng thái lao dốc như đầu phiên.
Ở hướng ngược lại, nhóm cổ phiếu xăng dầu, dầu khí vẫn lao dốc, trong đó, PVD giảm 4,6%, PVS giảm 3,5%, PLX giảm 2,6%, GAS giảm 2,5%.
Lúc này, VN-Index giảm 16,59 điểm (-1,11%) xuống 1.476,44 điểm; tổng khối lượng giao dịch đạt 90 triệu cổ phiếu trị giá 2.800 tỷ đồng. HNX-Index giảm 6,14 điểm (-1,34%) xuống 452,49 điểm; tổng khối lượng giao dịch đạt 21,7 triệu cổ phiếu, trị giá 602 tỷ đồng. UpCOM-Index 1,29 điểm (-1,13%) xuống 113,05 điểm.
Đến 9h54, các chỉ số sau khoảng thời gian hồi phục đầu phiên cũng đã có một đợt sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, đà hồi phục một lần nữa xuất hiện và giúp VN-Index chỉ còn giảm 9,7 điểm (-0,65%) xuống 1.483,33 điểm. HNX-Index thậm chí còn tăng trở lại 0,53 điểm (0,12%) lên 459,16 điểm.
VIC vẫn là nhân tố dẫn dắt đà hồi phục khi tăng 4,5% lên 103.000 đồng/cp. THD tăng 3,6% lên 257.000 đồng/cp...
Trước đó, thị trường chứng khoán biến động tích cực trong tuần từ 22 - 26/11. VN-Index vượt qua được mốc 1.500 điểm nhưng lại đánh mất mốc này trong phiên cuối tuần.
Thanh khoản thị trường có phần giảm so với tuần trước đó nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 39.719 tỷ đồng/phiên, giảm 8,1%, trong đó, giá trị khớp lệnh giảm 10,6% và đạt 36.816 tỷ đồng/phiên.
Tương tự như các tuần trước đó, nhà đầu tư cá nhân vẫn đóng vai trò quan trọng giúp thị trường chứng khoán đi lên trong bối cảnh khối ngoại vẫn duy trì đà bán ròng mạnh.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), trong một - hai phiên tới, thị trường có thể tiếp tục vận động quanh đỉnh mới 1.500 điểm.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ điều chỉnh ở phiên giao dịch đầu tuần và mức hỗ trợ gần nhất của VN-Index là 1.459 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 26/11, Dow Jones giảm 905,04 điểm xuống 34.899,34 điểm - đây là ngày tệ nhất của Dow Jones kể từ đầu năm. S&P 500 giảm 106,84 điểm, tương đương 2,27%, xuống 4.594,62 điểm. Nasdaq giảm 353,57 điểm xuống 15.491,66 điểm. Xu hướng bán tháo lan rộng với 10 trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 đều giảm hơn 1%, chăm sóc sức khỏe chỉ giảm 0,45% nhờ cổ phiếu Pfizer tăng 6,11% và Moderna tăng 20,57%.
Kết thúc phiên 26/11, giá dầu Brent tương lai giảm 9,5 USD xuống 72,72 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 10,24 USD xuống 68,15 USD/thùng. Chốt tuần, giá dầu Brent giảm hơn 8%, WTI giảm hơn 10,4%. Đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020, khi hợp đồng tương lai WTI có giá âm và là tuần giảm thứ 5 liên tiếp của thị trường dầu.
Chỉ số CBOE VIX đo sự sợ hãi trên Phố Wall ngày 26/11 tăng 8,37 điểm lên 28,62 điểm, cao nhất kể từ ngày 20/9 khi chỉ số S&P 500 giảm 2,27%. Cổ phiếu du lịch, ngân hàng, hàng hóa đều bị bán tháo do lo ngại liên quan đến biến chủng mới của virus corona, có nhiều đột biến, được phát hiện ở Nam Phi.
[LIVE] Thị trường 13/12: VN-Index giảm 4 điểm, BSR có đột biến
Doanh nghiệp 67.000 tỷ đồng sắp niêm yết sàn HoSE: Kỳ vọng mới cho gần 40.000 cổ đông