Thành phố này có diện tích 234,35km2 và dân số là 364.578 người.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây thông qua nghị quyết về việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập TP. Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Theo đó, phường An Điền được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích 31,22km2 và dân số 25.363 người của xã An Điền.
Phường An Tây được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích là 44,01km2 và dân số là 41.917 người của xã An Tây.
>> Nhà ở xã hội tại Bình Dương bị ‘thổi giá’ ngang với nhà thương mại, thực hư ra sao?
Thành lập TP. Bến Cát trên cơ sở toàn bộ diện tích 234,35km2 và dân số là 364.578 người của thị xã Bến Cát (Bình Dương).
Sau khi thành lập, TP. Bến Cát có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm bảy phường là An Điền, An Tây, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa và xã Phú An.
Tỉnh Bình Dương có chín đơn vị hành chính cấp huyện, gồm bốn huyện và năm TP (TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An, TP. Dĩ An, TP. Tân Uyên và TP. Bến Cát); 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 39 xã, 47 phường và năm thị trấn.
Các nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ 1/5/2024.
Về phương án thành lập 2 phường thuộc thị xã Bến Cát và thành phố Bến Cát, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ cho biết, tỉnh Bình Dương đề nghị thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 2 xã An Điền và An Tây.
Đồng thời, đề nghị thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Bến Cát.
Trong những năm qua, xã An Điền và xã An Tây có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ; thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước; thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân chung của cả nước.
Đến nay, xã An Điền và xã An Tây đã đạt tiêu chuẩn về hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị để thành lập phường theo quy định.
Thị xã Bến Cát là một trong 5 đô thị quan trọng của tỉnh Bình Dương, là đô thị động lực phía Bắc của vùng TP. HCM; vùng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.
Định hướng phát triển đô thị Bến Cát đến năm 2040 là trung tâm đô thị công nghiệp - dịch vụ - đầu mối giao thông. Theo đó, tỉnh Bình Dương và thị xã Bến Cát đã tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị.
Bình Dương đang được xem là “vùng trũng” đón sóng mạnh mẽ nhất từ xu hướng này. Các chuyên gia phân tích, Bình Dương là “thủ phủ” công nghiệp của cả nước, sở hữu vị trí liền kề TP. HCM, thông qua nhiều tuyến đường huyết mạch nối thẳng đến trung tâm đầu tàu kinh tế của cả nước.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đã thu hút được 3.800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn gần 40.000 tỷ đồng và 726 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 7 tỷ USD. Trong bán kính 10km, Bến Cát đang có nhiều khu công nghiệp hàng đầu như VSIP II (1.700ha), Mỹ Phước 3 (gần 700ha), Mỹ Phước 2 (800ha), Mỹ Phước 1 (gần 500ha)…
>> Sau thời gian dài ‘đắp chiếu’, siêu dự án 4,1 tỷ USD tại Vũng Tàu bất ngờ có động thái mới
Thủ phủ công nghiệp Việt Nam 'dọn tổ' đón thêm 30 khu công nghiệp gần 9.000ha
Bình Dương ấn định thời gian khởi công đường Vành đai 4 TP. HCM quy mô hơn 18.000 tỷ đồng