Xã hội

Tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, là quê hương của 'dũng tướng nhà Lê' nổi tiếng

Linh Chi 15/02/2025 - 17:00

Không chỉ là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, Nghệ An còn được xem là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của nhiều danh nhân và anh hùng dân tộc.

Vùng đất "danh gia vọng tộc"

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, từ xưa đến nay được xem là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của nhiều danh nhân và anh hùng dân tộc. Trong đó, dòng họ Nguyễn Cảnh là dòng họ có truyền thống văn hóa, sinh ra nhiều người con lỗi lạc, đã trở thành niềm tự hào của quê hương xứ Nghệ.

Theo thông tin từ Báo Nghệ An, dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An có nguồn gốc từ làng Thiên Lý, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vào đầu thế kỷ XV, dòng họ này di cư đến làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương. Sự kiện gắn liền với việc Triệu tiên hầu Nguyễn Cảnh Lữ tìm đến vùng đất này để tránh loạn lạc và làm nghề chèo đò trên sông Lam, từ đó phát triển thành một dòng họ lớn.

Tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, là quê hương của 'dũng tướng nhà Lê' nổi tiếng - ảnh 1
Ảnh: Báo Nghệ An

Họ Nguyễn Cảnh đã trở thành một trong những dòng họ danh tiếng của vùng đất xứ Nghệ, nổi bật với nhiều danh tướng, quan lại tài giỏi đóng góp cho đất nước. Sau hơn 600 năm phát triển, dòng họ này hiện có 25 đời, 100 chi họ và hơn 100.000 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu tại các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Yên Thành, Quỳnh Lưu...

Dòng họ Nguyễn Cảnh tại Nghệ An đã sản sinh ra nhiều tướng lĩnh xuất sắc, đặc biệt trong thời kỳ Lê Trung Hưng. Con cháu dòng họ này đã có liên tiếp năm thế hệ tham gia công cuộc phục hưng đất nước dưới triều đại hậu Lê. Một trong những nhân vật tiêu biểu là Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan, đời thứ 5 của dòng họ Nguyễn Cảnh. Ông sinh năm 1521, mất năm 1576, là con thứ hai của Phúc khánh Quận công Nguyễn Cảnh Huy. Khi 14 tuổi, Nguyễn Cảnh Hoan đỗ hương cống, năm 15 tuổi, ông cùng gia đình vào gặp vua Lê Trang Tông, được phong tước Dương đường Hầu, trở thành cận thần quan trọng của triều Lê.

Tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, là quê hương của 'dũng tướng nhà Lê' nổi tiếng - ảnh 2
Ảnh: Báo Nghệ An

Theo thống kê, trong thời kỳ phong kiến, dòng họ Nguyễn Cảnh có 18 tước Quận công, 76 tước hầu, 16 tước bá, 3 tước tử và 3 tước nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có khoảng 3.500 con em dòng họ này tham gia quân đội, trong đó có 456 liệt sĩ, 873 thương binh và bệnh binh, 29 gia đình liệt sĩ, một anh hùng lực lượng vũ trang và ba bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đặc biệt, con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh hiện nay luôn tiếp nối truyền thống gia đình, không ngừng cống hiến cho đất nước.

Ngoài ra, dòng họ Nguyễn Cảnh còn nổi bật trong học hành và khoa bảng. Vào thời Nguyễn có những nhân vật như Đệ nhị giáp Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Thái Điều và Phó Bảng Nguyễn Cảnh Cự.

Thời kỳ Hồ Chí Minh, gia đình Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là một gương sáng.

Hiện nay, dòng họ Nguyễn Cảnh có hơn 80 tiến sĩ, hơn 200 thạc sĩ và nhiều người thành đạt trong các lĩnh vực quân sự, y tế, nghệ thuật và giáo dục, đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Vào năm 2024, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ, ông Nông Quốc Thành – Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan tại xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, là quê hương của 'dũng tướng nhà Lê' nổi tiếng - ảnh 3
Khu lăng bia tưởng niệm đức thánh Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan và các vị tổ (Rú Cấm, Tràng Sơn, Đô Lương, Nghệ An). Ảnh: Báo Nghệ An

Lễ hội này bắt nguồn từ văn hóa dân gian nhằm tôn vinh và tưởng nhớ công lao của Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan cùng nhiều thế hệ con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh đã có đóng góp quan trọng trong lịch sử dân tộc.

Từ năm 1604, vào ngày 15/3 âm lịch hàng năm, con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh và nhân dân trong vùng tụ họp tại Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan để tổ chức lễ hội, còn được gọi là “Lễ hội chay” hay “Thập niên sự lệ”. Ban đầu, đây chỉ là một nghi lễ của dòng họ nhưng dần dần lễ hội đã trở thành một sự kiện văn hóa tâm linh quan trọng của cộng đồng.

Mỗi 10 năm, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, gồm nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như lễ hành hương về nguồn cội, lễ dâng cỗ chay và lễ cáo yết tại đền. Ngoài ra, lễ hội còn bao gồm lễ rước các bậc tiên tổ về nhà thờ Đức Thánh Thái phó Tấn Quốc công, được tổ chức trang trọng và uy nghiêm, cùng với lễ cầu siêu cho các vong linh chiến sĩ và các thế hệ trong dòng họ Nguyễn Cảnh, mong cho họ được siêu thoát và lễ cầu an cho quốc thái dân an.

* Tổng hợp

>>Tỉnh có 5 thành phố đầu tiên của Việt Nam sở hữu khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á do vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng làm chủ

Vùng đất là nơi Nguyễn Xuân Son được trao quyết định nhập tịch: Quê hương của triều đại phong kiến thịnh trị bậc nhất nước ta với hơn 1.300 di tích

Cô giáo Việt Nam từng vào top ‘Giáo viên xuất sắc toàn cầu’: Từ chối lời mời của đại diện Microsoft để về dạy học tại quê hương, đưa lớp học xuyên lục địa về trường làng

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/tinh-co-dien-tich-lon-nhat-viet-nam-la-que-huong-cua-dung-tuong-nha-le-noi-tieng-136802.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, là quê hương của 'dũng tướng nhà Lê' nổi tiếng
    POWERED BY ONECMS & INTECH