Tỉnh giàu nhất miền Tây trở thành 'làn gió mới' trên bản đồ công nghiệp ở 'cửa ngõ' phía Tây TP. HCM
Ngoài 2 tỉnh công nghiệp lâu đời là Đồng Nai và Bình Dương, tỉnh giàu nhất miền Tây hiện đang được xem là trung tâm công nghiệp mới ở "cửa ngõ" phía Tây TP. HCM.
Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của TP. HCM và nền kinh tế quốc gia, 3 tỉnh công nghiệp lớn gồm Đồng Nai, Bình Dương và Long An hiện đang trở thành những "cột trụ tăng trưởng" vững chắc, mỗi tỉnh sở hữu những lợi thế riêng biệt.
Trong khi Đồng Nai và Bình Dương tiếp tục là động lực chủ chốt trong phát triển kinh tế khu vực, Long An đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Đồng Nai là một trong những tỉnh công nghiệp phát triển sớm nhất Việt Nam. Đến nay, 32 khu công nghiệp (KCN) tại Đồng Nai đã thu hút 2.135 dự án đầu tư, bao gồm 1.493 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ 44 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đạt 30,34 tỷ USD, vốn thực hiện 23,11 tỷ USD.
>> Nam Định sắp hợp long cầu dây văng nghìn tỷ đầu tiên, mở ra trục phát triển mới
Long An trở thành "làn gió mới" trên bản đồ công nghiệp sát sườn TP. HCM. Ảnh: Internet |
Bên cạnh đó, tỉnh còn có 642 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 81.916,30 tỷ đồng, theo thông tin từ Ban quản lý các KCN Đồng Nai.
Trong khi đó, Bình Dương cũng là địa phương nổi bật với hệ thống 29 KCN, trong đó có 27 KCN đang hoạt động hiệu quả, giúp tỉnh trở thành một trong những điểm thu hút FDI hàng đầu.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, tính đến cuối tháng 8/2024, tỉnh đã thu hút hơn 4.300 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 41,8 tỷ USD, xếp thứ 3 toàn quốc, chỉ sau TP. HCM và Hà Nội.
Phối cảnh Khu công nghiệp sinh thái tiên phong tại Long An – Prodezi EIP. Ảnh: TL. |
Long An - "cột trụ" thứ ba - có vị trí chiến lược khi sở hữu ba "cửa ngõ" quan trọng kết nối Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, đóng vai trò "điểm trung chuyển" hàng hóa giữa các khu vực trọng yếu. Trước đây, hạ tầng giao thông là trở ngại lớn trong phát triển công nghiệp của Long An. Tuy nhiên, từ năm 2015, tỉnh đã chứng kiến sự đầu tư đáng kể vào các dự án hạ tầng chiến lược, giúp thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Long An hiện có 1.312 dự án FDI với tổng vốn hơn 11,3 tỷ USD, trong đó 635 dự án đã đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư hơn 4,2 tỷ USD.
Sự phát triển hạ tầng giao thông, cảng biển và các KCN là một trong những yếu tố then chốt giúp Long An trở thành trung tâm công nghiệp mới.
Chính quyền tỉnh Long An hiện đang tích cực triển khai các dự án hạ tầng quan trọng nhằm tạo đà cho sự bùng nổ công nghiệp trong thời gian tới. T
heo Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, Long An sẽ trở thành trung tâm kinh tế năng động, hiệu quả và bền vững của khu vực phía Nam, đóng vai trò là cửa ngõ của hành lang kinh tế, đô thị và công nghiệp, kết nối chặt chẽ TP. HCM và Đông Nam Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh Long An lọt danh sách 5 tỉnh giàu nhất miền Tây vào năm 2022. Thu ngân sách năm 2023 của tỉnh Long An đạt ngưỡng 21.000 tỷ đồng và thu hút đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn đều tăng so với cùng kỳ. Theo Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ xây mới 2 tuyến đường sắt đô thị, nâng cấp 53 tuyến đường tỉnh.