Trong 5 tháng đầu năm 2023, vốn FDI đổ về tỉnh này tăng cả về lượng và vốn so với cùng kỳ.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến hết tháng 5/2024, tỉnh đã cấp mới cho 20 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng hơn 5.200 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn 33 triệu USD.
Trong 5 tháng đầu năm, Thừa Thiên Huế đã cấp giấy 330 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký 1.679 tỷ đồng, tăng 5% về lượng và tăng 2,3% về vốn so với cùng kỳ.
Giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao đến thời này ước đạt 1.495,289 tỷ đồng/6.257,879 tỷ đồng, đạt 24% kế hoạch cao hơn tỷ lệ giải ngân chung của toàn quốc là 17,5%.
Thừa Thiên Huế phấn đấu đến hết quý II, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt từ 8.840 tỷ đồng (tương ứng 65% chỉ tiêu phấn đấu); đến hết quý III thu ngân sách Nhà nước đạt từ 11.560 tỷ đồng (tương ứng 85% chỉ tiêu phấn đấu).
Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong thời gian tới Huế sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp, hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội đã đề ra. Đặc biệt chuẩn bị tốt nhất cho việc tổ chức kỳ Festival Huế 2024 sẽ diễn ra vào tháng 6 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển".
>> 'Giải mã' lí do tỉnh có cảng nước sâu lớn nhất cả nước dẫn đầu về hút vốn FDI
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong thời gian tới sẽ có nhiều dự án có vốn FDI đi vào hoạt động. Đó là giai đoạn 1 của dự án của nhà máy Kanglongda Huế của Công ty Kanglongda International Holdings Limited với tổng mức đầu tư đăng hơn 4.800 tỷ đồng.
Dự án trung tâm thương mại dịch vụ Aeon Mall tại Khu A tại khu đô thị An Vân Dương đang hoàn thiện những khâu cuối cùng, dự kiến đến tháng 9/2024 sẽ chính thức khai trương đưa vào hoạt động.
Trước đó, dự án nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn 100% vốn FDI với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng cũng đã được khánh thành vào tháng 4/2024 tại Huế.
Cùng với việc đưa các dự án FDI đi vào hoạt động, thời gian đến Huế sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công các dự án: Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài; đường Vành đai 3; phối hợp Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành hồ sơ thủ tục sớm khởi công dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Theo quyết định Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thông qua, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.
Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.
>> Đón gần 2 tỷ USD, ngành bất động sản tiếp tục đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI
Thành phố đáng sống nhất Việt Nam muốn chi 7.000 tỷ đầu tư 38 bến du thuyền
Quảng Ngãi ‘mạnh tay’ chi 1.800 tỷ làm nhà máy điện rác tại khu kinh tế Dung Quất