Tỉnh miền Trung sở hữu bờ biển dài 137km, có dư nợ cho vay của ngân hàng đạt hơn 96.400 tỷ đồng

09-04-2024 15:11|Trâm Anh

NHNN tỉnh này thường xuyên chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế.

Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển.Đồng bằng có diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi và sông suối. Hà Tĩnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,7ºC.

Trong quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Hà Tĩnh đã quán triệt và chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tại địa bàn thực hiện các chủ trương, cơ chế chính sách mới của Nhà nước và của ngành. Trong đó, tập trung vào các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của ngành và UBND tỉnh có liên quan đến hoạt động ngân hàng năm 2024.

Tính đến 31/3/2024, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn đạt khoảng 96.425 tỷ đồng, tăng 0,39% so với cuối năm 2023.

>> Một tỉnh miền Trung lọt TOP 15 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Ngoài ra, NHNN tỉnh thường xuyên chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, việc các TCTD công bố lãi suất cho vay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Nhìn chung, trong quý I/2024, mặc dù NHNN tỉnh và các TCTD trên địa bàn đã thực hiện các biện pháp giảm lãi suất, triển khai các chính sách ưu đãi của Chính phủ và của UBND tỉnh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn và phục hồi phát triển kinh tế nhưng dư nợ tín dụng trên địa bàn vẫn tăng trưởng chậm.

Bắt đầu từ quý II/2024, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đẩy mạnh cho chiến lược phát triển sản xuất – kinh doanh, dịch vụ thương mại và đây là điều kiện thuận lợi để các “nhà băng” đẩy vốn ra nền kinh tế.

Để tăng trưởng dư nợ, NHNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thống đốc NHNN Việt Nam. Trong đó, tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, ngăn chặn tình trạng nợ xấu gia tăng; thực hiện nghiêm túc các mức trần lãi suất huy động, cho vay từng thời kỳ theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Ngoài ra, chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và các dự án trọng điểm của tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN; đẩy mạnh hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu giải ngân vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng chính sách theo chỉ tiêu được Trung ương thông báo, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

>> Một tỉnh miền Trung thu hút hơn 1,6 tỷ USD vốn FDI trong năm 2023

Tỉnh ven biển miền Trung 'đại thắng' với hơn 2.000 tỷ đồng tiền du lịch chỉ trong tuần cuối tháng 3

Tuyến cao tốc thứ 2 quy mô 44.000 tỷ nối khu vực Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung có động thái mới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-mien-trung-so-huu-bo-bien-dai-137km-co-du-no-cho-vay-cua-ngan-hang-dat-hon-96400-ty-dong-230018.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh miền Trung sở hữu bờ biển dài 137km, có dư nợ cho vay của ngân hàng đạt hơn 96.400 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH