Một tỉnh miền Trung lọt TOP 15 cả nước về tăng trưởng kinh tế

17-02-2024 13:09|Trâm Anh

Năm 2023, nhưng tăng trưởng kinh tế của tỉnh này vẫn đạt 8,05%, cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ.

Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển phía bắc của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp Nước CHDC nhân dân Lào.

Hà Tĩnh sở hữu hệ thống giao thông thuận lợi: Kết nối Bắc - Nam có Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt, đường biển; kết nối với CHDCND Lào và Thái Lan có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12. Hà Tĩnh chưa có sân bay nhưng ở hai đầu tỉnh có 02 sân bay quốc gia, sân bay Vinh và sân bay Đồng Hới, cách Hà Tĩnh từ 45-55 phút đi ô tô.

>> Một tỉnh miền Trung có núi, có biển, có sân bay, đường biên giới với Lào và 2 thành phố trực thuộc

Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên, khoáng sản đa dạng, phong phú như: Quặng sắt, thiếc, đá granit, nước khoáng nóng, đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng, mặt nước, mặt biển…

Ngoài ra, cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, là cảng lớn nhất Việt Nam công suất 82 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu 350.000 tấn. Đây là cửa ngõ thuận lợi và ngắn nhất đến với các hải cảng trên thế giới đối với khu vực miền Trung Việt Nam, Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Một số địa điểm đầu tư tại Hà Tĩnh

Khu kinh tế Vũng Áng nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, có diện tích tự nhiên 22.781ha; là một trong 19 khu kinh tế ven biển với các ngành có ý nghĩa chiến lược và quy mô lớn nhất cả nước: Khu liên hợp luyện cán thép, công suất 22 triệu tấn/năm; trung tâm nhiệt điện, công suất 7.000MW; cảng nước sâu công suất xếp dỡ hàng hoá 50 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 82 triệu tấn/năm.

Một góc của TP. Hà Tĩnh
Một góc của TP. Hà Tĩnh

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong 08 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, có diện tích 56.000ha, là động lực phát triển kinh tế phía Tây của tỉnh; được quy hoạch các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu đô thị với môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn.

Các khu công nghiệp: Hà Tĩnh có 02 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch phát triển (KCN Hạ Vàng thuộc huyện Can Lộc và KCN Gia Lách thuộc huyện Nghi Xuân) và nhiều khu công nghiệp thuộc các khu kinh tế.

>> Một tỉnh miền Trung thu hút hơn 1,6 tỷ USD vốn FDI trong năm 2023

Lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư: Chế biến, sản xuất sản phẩm công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến sản phẩm từ nông nghiệp và chăn nuôi; chế biến sản phẩm từ ngành tiểu thủ công nghiệp; sản xuất hàng tiêu dùng, đồ gia dụng; sản xuất sản phẩm công nghiệp theo hướng công nghệ cao; sản xuất sản phẩm lắp ráp cơ khí, chế tạo phụ tùng, điện, điện tử.

Các cụm công nghiệp: Toàn tỉnh có nhiều cụm công nghiệp được thành lập và quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 535,28 ha được phân bổ ở khắp các địa bàn phương trong toàn tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

Năm 2023, Hà Tĩnh đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 2,4 triệu USD, tăng 35,81%. Hoạt động tiêu dùng đã nhộn nhịp trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt gần 72.000 tỷ đồng; du lịch đón 3,36 triệu lượt khách tham quan nghỉ dưỡng.

Trong bức tranh chung của nền kinh tế, công nghiệp tiếp tục là điểm sáng với mức tăng 10%. Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định của Formosa thì cuối tháng 8, nhà máy Pin VinES của Tập đoàn Vingroup đã chính thức vận hành thương mại, từ cuối tháng 9, tổ máy số 1 – nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 đã khôi phục hoạt động sau 2 năm gián đoạn.

Bên cạnh công nghiệp thì xây dựng cũng nổi lên với mức tăng hơn 14%. Kết quả này đến từ việc triển khai mạnh mẽ các dự án đầu tư trên cả 3 khu vực là nhà nước, tư nhân và FDI. Kết thúc năm 2023, Hà Tĩnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt trên 94%, xếp thứ 9 cả nước.

Nhân tố chính là Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông được triển khai đúng tiến độ. Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 đã thực hiện được hơn 70% khối lượng. Năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của Hà Tĩnh đạt 50.200 tỷ đồng, vượt dự tính ban đầu là 45.000 tỷ.

Hà Tĩnh là tỉnh thứ hai được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư được tổ chức vào tháng 5/2023, Hà Tĩnh đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 14 dự án, ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư 36 dự án.

Cũng trong năm, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức xúc tiến đầu tư tại châu Âu, tham gia nhiều diễn đàn đầu tư trên các lĩnh vực ở các tỉnh thành…Kết quả là đã có 18 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 1.727 tỷ đồng và 2 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký 70 triệu đô la Mỹ được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Những sự quyết liệt trên đây đã được chính cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Không phải ngẫu nhiên mà trong năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Tĩnh đã tăng 9 bậc, xếp thứ 18 cả nước.

>> Một tỉnh miền Trung bất ngờ trở thành 'cứ điểm' của nhiều tập đoàn lớn

Một tỉnh miền Trung thu hút hơn 1,6 tỷ USD vốn FDI trong năm 2023

Một tỉnh miền Trung bất ngờ trở thành 'cứ điểm' của nhiều tập đoàn lớn

Dự án thủy điện nghìn tỷ tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được gia hạn lần thứ 3

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-tinh-mien-trung-lot-top-15-ca-nuoc-ve-tang-truong-kinh-te-223236.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một tỉnh miền Trung lọt TOP 15 cả nước về tăng trưởng kinh tế
POWERED BY ONECMS & INTECH