Tỉnh sẽ có thành phố lớn nhất Việt Nam, là cực tăng trưởng vùng núi phía Bắc, đón dòng vốn đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng

22-04-2024 08:31|Giai Nhi

Tỉnh này được quy hoạch là cực tăng trưởng vùng núi phía Bắc.

Chiều 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Tại Hội nghị, tỉnh Lạng Sơn đã trao 14 chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án với tổng vốn đăng ký là 18.602 tỷ đồng, 9 bản ghi nhớ đầu tư cho 9 nhà đầu tư với tổng mức đăng ký dự kiến 21.527 tỷ đồng.

Quy hoạch tỉnh xác định mục tiêu phát triển đến năm 2030, xây dựng Lạng Sơn trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía bắc, là "cầu nối" ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu; có xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người trong nhóm 5 tỉnh dẫn đầu của vùng trung du và miền núi phía bắc.

Quy hoạch xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng (công nghiệp, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản) và các ngành, lĩnh vực khác.

>> Tỉnh miền núi phía Bắc là cầu nối giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ là thành phố 'cửa khẩu xanh'

Phê duyệt quy hoạch phân khu khu vực phía Bắc thành phố Lạng Sơn
TP. Lạng Sơn

Ngoài ra, quy hoạch xác định 4 khâu đột phá phát triển của Lạng Sơn, gồm: Chuyển đổi số và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế; Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu, cụm công nghiệp; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của tỉnh; Phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ và du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, xanh, an toàn và hiện đại để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Về phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, Quy hoạch định hướng phát triển theo mô hình: 1 trục phát triển, 2 hành lang kinh tế và 3 vùng kinh tế - xã hội.

1 trục phát triển là: Trục phát triển kinh tế Đồng Đăng - Hữu Lũng gắn với hành lang kinh tế Bắc - Nam chạy dọc theo tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị qua thành phố Lạng Sơn mở rộng, các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, kết nối với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội.

2 hành lang kinh tế gồm: Tuyến hành lang kinh tế Cao Lộc (thuộc thành phố Lạng Sơn mở rộng) - Văn Lãng - Tràng Định (dọc theo tuyến Quốc lộ 4A, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, kết nối với tỉnh Cao Bằng); tuyến hành lang kinh tế thành phố Lạng Sơn mở rộng - Lộc Bình - Đình Lập (dọc theo Quốc lộ 4B, cao tốc Lạng Sơn - Tiên Yên, kết nối vùng kinh tế phía đông tỉnh Lạng Sơn với tỉnh Quảng Ninh).

3 vùng kinh tế - xã hội gồm: Vùng kinh tế động lực gồm thành phố Lạng Sơn mở rộng, huyện Chi Lăng, huyện Hữu Lũng; vùng kinh tế phía đông gồm các huyện Lộc Bình, Đình Lập; vùng kinh tế phía tây gồm các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Lãng, Tràng Định.

Cũng theo quy hoạch, tỉnh dự kiến trình cấp có thẩm quyền sáp nhập huyện Hữu Lũng (rộng 806km2), Chi Lăng (701km2), Cao Lộc (643km2) vào thành phố Lạng Sơn theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương. Nếu việc này được thông qua, thành phố Lạng Sơn sẽ tăng diện tích gấp 27,5 lần, từ 78km2 lên 2.150km2. Như vậy, địa phương này sẽ "soán ngôi" của thành phố Hạ Long, Quảng Ninh (1.119km2) để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam.

Quy mô này sẽ lớn hơn diện tích của 15 tỉnh gồm Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Phòng, Thái Bình, Hậu Giang, Nam Định, Hải Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. HCM.

>> Thành phố biển đẹp nhất nhì Việt Nam sắp được mở rộng lên hơn 300km2, sáp nhập thêm 2 huyện

Tỉnh miền Bắc sắp có thành phố thứ 5 đón thêm 2 dự án FDI hơn 100 triệu USD

Tỉnh sở hữu 'nóc nhà Nam Bộ' sẽ có 16 đô thị, trở thành cửa ngõ thương mại quốc tế

Thành phố Ninh Bình sẽ đổi tên sau sáp nhập 1 huyện, 'cất cánh' lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-se-co-thanh-pho-lon-nhat-viet-nam-la-cuc-tang-truong-vung-nui-phia-bac-don-dong-von-dau-tu-hon-40000-ty-dong-231727.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh sẽ có thành phố lớn nhất Việt Nam, là cực tăng trưởng vùng núi phía Bắc, đón dòng vốn đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH