Tinh thần tập thể và sự chỉn chu giúp Nhật Bản đứng dậy sau Thế chiến
Từ một quốc gia bại trận sau Thế chiến II, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ nhờ vào tinh thần tập thể và sự chỉn chu của mỗi cá nhân.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã vươn lên đạt được những thành tựu nổi bật, trở thành đất nước phát triển, thậm chí là cường quốc nhờ tinh thần dân tộc mạnh mẽ. VietNamNet xin giới thiệu tới quý độc giả một số quốc gia thành công nhờ tinh thần như vậy.
Theo Britannica, khi Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15/8/1945, quốc gia châu Á đã ở vào tình trạng vô cùng khó khăn. Tại thời điểm đó, 2 thành phố Tokyo và Osaka bị tàn phá 60%, sản xuất công nghiệp chỉ còn 10% so với trước chiến tranh. Tuy vậy, chỉ 17 năm sau đó, GDP của Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới, vượt qua cả những cường quốc lâu đời như Anh và Pháp.
Trong thời gian 17 năm này, Nhật Bản không tạo ra công nghệ mang tính bước ngoặt nào, không có những khoản đầu tư nước ngoài khổng lồ, và cũng không dư dả tài nguyên thiên nhiên. Nhưng quốc gia châu Á vẫn vươn lên, nhờ vào những đức tính lâu đời của dân tộc: tinh thần tập thể và sự chỉn chu.
Trên thực tế, sự phát triển thần tốc của nước Nhật tới từ nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Việc Mỹ ký Hiệp ước Hòa bình San Francisco năm 1951 và cuộc chiến tranh Triều Tiên đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Với đội ngũ nhân viên chăm chỉ và có tay nghề cao, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể hướng tới sự phát triển bền vững. Sự chăm chỉ của người dân quốc gia châu Á thể hiện rõ trong những năm 1950, khi họ sẵn sàng làm việc 15 giờ mỗi ngày. Sự chăm chỉ này không chỉ tới từ cá nhân, mà tới từ tập thể, từ hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước.
Để giúp người lao động an tâm cống hiến, các nhà quản trị doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo ra một môi trường như gia đình, đồng thời gia tăng thu nhập vào bảo hiểm theo thời gian. Phương pháp này đã tạo ra những người lao động trung thành, luôn nỗ lực hết mình vì thành công chung.
Một trong những yếu tố quan trọng khác giúp cho hàng hóa Nhật Bản được đánh giá cao là sự chỉn chu. Các sản phẩm "Made in Japan" với giá cả cạnh tranh và chất lượng cao đã nhanh chóng thu hút được cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Chính sự chỉn chủ đã mang lại uy tín với bất kỳ sản phẩm nào do người Nhật làm ra, giúp quốc gia này có thể giành được thị trường dài hạn thay vì những lợi ích ngắn hạn.
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, các doanh nghiệp Nhật Bản đã nhanh chóng trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20. Tiêu biểu có thể kể tới các tập đoàn cực kỳ nổi tiếng như Mitsubishi, Sony, Honda, Toyota, Nikon hay Canon.
Sự phát triển kinh tế thần kỳ vào những năm 1960 cũng đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở Nhật Bản. Thủ đô Tokyo nhanh chóng trở thành một trong những đô thị đông đúc nhất thế giới, đồng thời là sự phát triển về mặt văn hóa. Tới đầu thế kỷ 20, quốc gia châu Á đã bắt đầu bắt kịp nhịp sống của phương Tây, khi thời trang, truyền hình và di động dần trở nên quen thuộc.
Ở thời điểm hiện tại, Nhật Bản vẫn là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Dù đã có nhiều thay đổi trong vài thập kỷ gần đây, nhưng tinh thần tập thể và sự chỉn chu vẫn hiện hữu trong mỗi người dân đất nước mặt trời mọc.
Tình trạng già hóa "ông bố" ở Nhật Bản gia tăng cùng nguy cơ bị cô lập
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu