Xã hội

Tòa tháp cổ 19m nghiêng gấp đôi tháp Pisa, chân tháp bị phá hủy nhưng vẫn vững chãi suốt 1.000 năm

Dương Uyển Nhi 31/08/2024 14:20

Một trong những điều đặc biệt của tòa tháp này là người xưa đã sử dụng gạo và vôi để làm chất kết dính gạch nhưng vẫn khiến nó đứng vững suốt 1.000 năm.

Tháp nghiêng Pisa từ lâu đã trở thành một biểu tượng du lịch nổi tiếng của Ý nhờ vào "khiếm khuyết" thiết kế đầy ấn tượng. Tòa tháp này nghiêng khoảng 3,9 độ so với phương thẳng đứng, mang phong cách kiến trúc Romanesque, với một bên cao hơn bên còn lại. Mặc dù đã trải qua 4 trận động đất lớn và hai cuộc chiến tranh thế giới, tháp nghiêng Pisa vẫn kiên cố đứng vững, thu hút đông đảo du khách đến với Ý.

Tuy nhiên ít ai biết rằng, tại Thượng Hải, Trung Quốc, cũng có một tòa tháp cổ nghiêng hơn cả tháp Pisa và vẫn bền vững suốt gần 1.000 năm qua. Đó là tháp Hộ Châu với độ nghiêng khoảng 7,1 độ. Độ nghiêng của tháp Hộ Châu gần gấp 2 so với tháo nghiên Pisa của Ý.

Tháp Hộ Châu với độ nghiêng khoảng 7,1 độ (Ảnh: Sina)

Tháp Hộ Châu với độ nghiêng khoảng 7,1 độ (Ảnh: Sina)

Tòa tháp Hộ Châu được xây dựng vào năm 1079. Theo tài liệu cổ Can Sơn Chí của Trung Quốc, Hoàng đế Tống Cao Tông thời nhà Tống đã đặt 5 viên xá lị Phật bên trong tòa tháp để bảo vệ công trình.

Tuy nhiên, vào năm 1788, một trận hỏa hoạn lớn đã xảy ra, suýt thiêu rụi toàn bộ tòa tháp và dẫn đến việc những viên xá lị bị lấy mất. Sau vụ hỏa hoạn này, phần chân tháp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến tòa tháp bắt đầu nghiêng. Dù vậy, công trình vẫn kiên trì tồn tại qua thời gian.

Sau vụ hỏa hoạn này, phần chân tháp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến tòa tháp bắt đầu nghiêng (Ảnh: Sohu)

Sau vụ hỏa hoạn này, phần chân tháp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến tòa tháp bắt đầu nghiêng (Ảnh: Sohu)

Các chuyên gia cho rằng tháp Hộ Châu có cấu trúc rất đặc biệt. Tòa tháp được xây dựng trên một sườn núi, với lớp đất dưới móng có độ cứng không đồng đều. Một bên móng tháp nằm trên nền đá cứng, trong khi bên kia lại trên đất mềm. Sự chênh lệch này, kết hợp với tác động của vụ hỏa hoạn, đã khiến tháp bị nghiêng về hướng đông nam.

Khi phân tích kết cấu tường của tháp, các chuyên gia còn phát hiện ra rằng người xưa đã sử dụng một loại nguyên liệu đặc biệt: gạo và vôi. Gạo được nấu thành cháo, sau đó trộn với vôi và cát để tạo ra một loại vữa dùng để xây gạch. Loại vữa này có tính chất tương tự như xi măng hiện đại.

Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng người xưa đã sử dụng gạo và vôi để làm chất kết dính xây dựng tháp (Ảnh: Sohu)

Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng người xưa đã sử dụng gạo và vôi để làm chất kết dính xây dựng tháp (Ảnh: Sohu)

Ngoài những đặc điểm nổi bật về độ nghiêng và chất liệu xây dựng, tháp Hộ Châu còn gây ấn tượng bởi kết cấu "không bình thường" của nó. Tòa tháp cao 19m, gồm 7 tầng, có dạng hình 8 mặt với mỗi mặt được trang bị một cánh cửa. Các cánh cửa ở từng tầng được bố trí theo kiểu so le, tạo ra một sự phân bố đồng đều của trọng lực và giúp các tầng tháp giữ vững.

Tòa tháp cao 19m, gồm 7 tầng, có dạng hình 8 mặt với mỗi mặt được trang bị một cánh cửa (Ảnh: Internet)

Tòa tháp cao 19m, gồm 7 tầng, có dạng hình 8 mặt với mỗi mặt được trang bị một cánh cửa (Ảnh: Internet)

Cấu trúc của tháp cho phép các tường giữa hai tầng kết nối với nhau, nhưng mỗi tầng dưới không phải chịu áp lực từ tầng trên. Điều này giúp phân phối tải trọng một cách đồng đều và góp phần duy trì sự ổn định của toàn bộ công trình. Kỹ thuật xây dựng độc đáo của tháp Hộ Châu chính là yếu tố giúp công trình này tồn tại qua nhiều thế kỷ, bất chấp ảnh hưởng của mưa bão và thiên tai, mà không có dấu hiệu sụp đổ.

(Ảnh: Sohu)

(Ảnh: Sohu)

Dù không nổi tiếng bằng tháp nghiêng Pisa ở Ý, tháp Hộ Châu vẫn là một điểm đến đáng chú ý và xứng đáng để du khách khám phá khi đến thăm Thượng Hải.

Nguồn: Sohu

>> Tòa tháp 'chọc trời' 800 tuổi được xây dựng bằng đá sa thạch, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận

Việt Nam có công trình tháp đôi 1.000 năm tuổi khiến báo nước ngoài trầm trồ, được bảo tồn gần như nguyên vẹn bất chấp sự tàn phá của thời gian và thời tiết

Công trình giữa lòng Thủ đô từng huy động 300 công nhân xây dựng liên tục 10 năm, là 'nhân chứng' chứng kiến cuộc mít tinh 200.000 người lớn bậc nhất lịch sử

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/toa-thap-co-19m-nghieng-gap-doi-thap-pisa-chan-thap-bi-pha-huy-nhung-van-vung-chai-suot-1000-nam-d131880.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tòa tháp cổ 19m nghiêng gấp đôi tháp Pisa, chân tháp bị phá hủy nhưng vẫn vững chãi suốt 1.000 năm
POWERED BY ONECMS & INTECH