Doanh nghiệp A-Z

Tôn Đông Á (GDA): Dự án nhà máy thép 7.000 tỷ đồng có giấy phép đầu tư

Nhật Hà 13/11/2024 16:16

Theo ước tính của Tôn Đông Á (GDA), nhà máy thép sau khi đi vào hoạt động sẽ giúp doanh thu của công ty tăng trưởng trung bình 5 - 10%/năm.

Theo cập nhật từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), dự án nhà máy thép lá mạ Phú Mỹ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của CTCP Tôn Đông Á (UPCoM: GDA), đã có giấy phép đầu tư trong quý IV/2024. Hiện, công ty đang trong quá trình xin giấy phép xây dựng và dự kiến hoàn thành trong đầu năm 2025. Tôn Đông Á kỳ vọng có thể đưa vào vận hành thương mại giai đoạn 1 của dự án này trong quý II - III/2026.

Tôn Đông Á (GDA): Dự án nhà máy thép 7.000 tỷ đồng có giấy phép đầu tư
Nguồn: Chứng khoán Rồng Việt

Dự án nhà máy thép lá mạ Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng với tổng công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm. Dự án chia làm 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn 1 sản xuất 300.000 tấn/năm (dự kiến đi vào hoạt động 2026), giai đoạn 2 sản xuất 200.000 tấn/năm (dự kiến hoạt động năm 2027) và giai đoạn 3 sản xuất 650.000 tấn/năm (dự kiến hoạt động 2029).

Theo ước tính của Tôn Đông Á, nhà máy mới sẽ giúp doanh thu của công ty tăng trưởng trung bình 5 - 10%/năm. Tỷ trọng thị trường nội địa và xuất khẩu dự kiến sẽ duy trì ở tỷ lệ 50/50. Tuy nhiên, tùy tình hình thị trường mà công ty có thể chủ động nâng sản lượng nội địa lên chiếm 60% tổng sản lượng.

Theo VDSC, trong dài hạn, đây là chiến lược đúng đắn của công ty, khi trong chuỗi giá trị của ngành thép, thép dẹt ngoài dùng cho xây dựng (tôn mạ) còn có ứng dụng nhiều vào sản xuất công nghiệp (máy móc, thiết bị gia dụng, ô tô, đóng tàu…) và ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế so với thép xây dựng.

Tôn Đông Á (GDA): Dự án nhà máy thép 7.000 tỷ đồng đã có giấy phép đầu tư
Nguồn: Chứng khoán Rồng Việt

Theo dữ liệu về tiêu thụ thép của Trung Quốc (quốc gia đang phát triển, có mức tiêu thụ thép lớn nhất trên thế giới), thép ứng dụng cho sản xuất công nghiệp chiếm 40% tổng sản lượng tiêu thụ, cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này với các nhà sản xuất thép. Với kinh nghiệm sản xuất tấm lưng cho các thiết bị tiêu dùng (với quy mô nhỏ) và kế hoạch phân kỳ đầu tư cụ thể, chúng tôi cho rằng GDA có đủ năng lực để tham gia vào thị trường sản xuất thép cho thiết bị công nghiệp – tiềm năng tăng trưởng 2 chữ số trong dài hạn.

Đồng quan điểm, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, khả năng tiêu thụ tôn của GDA sẽ khả quan hơn sau khi xây xong nhà máy, chỉ sau khoảng 2 - 3 năm đã có thể hoạt động gần hết công suất nhờ vào tệp khách hàng trung thành tại thị trường nội địa và xuất khẩu.

>> Vượt kế hoạch lợi nhuận sau 3 quý, Tôn Đông Á (GDA) sắp trả cổ tức tỷ lệ 30%

Hòa Phát (HPG): 3 năm ấp ủ tham vọng sản xuất thép ray đường sắt tốc độ cao, món quà ‘phút khai màn' có tạo nên kỳ tích?

Hòa Phát (HPG) đã cạnh tranh được với ngành thép Trung Quốc về chi phí sản xuất trong hành trình tìm sự công bằng tại ‘sân nhà’

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ton-dong-a-gda-du-an-nha-may-thep-7000-ty-dong-co-giay-phep-dau-tu-259861.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tôn Đông Á (GDA): Dự án nhà máy thép 7.000 tỷ đồng có giấy phép đầu tư
    POWERED BY ONECMS & INTECH