Top 5 ngân hàng tăng trưởng cao nhất từ kinh doanh ngoại hối năm 2024: Nhóm tư nhân bứt phá, BIDV dẫn đầu nhóm quốc doanh
Dù thị trường có nhiều xáo trộn lớn, hệ thống ngân hàng vẫn duy trì được hoạt động hiệu quả.
Năm 2024, khi tỷ giá biến động mạnh, hoạt động kinh doanh ngoại hối đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng. Một số nhà băng ghi nhận kết quả tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với năm trước.
Thống kê cho thấy, 11/27 ngân hàng báo cáo lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng trong năm. Tổng lãi thuần từ mảng này đạt 25.668 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
Techcombank, MB và HDBank tăng trưởng Top đầu
Năm 2024, Top 5 ngân hàng tăng trưởng cao nhất từ kinh doanh ngoại hối gồm có: Techcombank (TCB), MB (MBB), HDBank (HDB), Eximbank (EIB) và BIDV (BID).
>> Cập nhật mới nhất tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại 3 ngân hàng 'Big4'
Dù báo lỗ 424 tỷ đồng trong quý IV, Techcombank nhanh chóng quay lại quỹ đạo, đang là ngân hàng dẫn đầu về tăng trưởng. Cụ thể, nhà băng ghi nhận 593 tỷ đồng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối, tăng 203% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, MB ghi nhận đà tăng trưởng 65%, đạt 2.000 tỷ đồng. Còn danh mục kinh doanh ngoại hối của HDBank tăng 49%, đạt 844 tỷ đồng.
Có thể thấy, những ngân hàng lớn có các cân đối tài chính mạnh, như HDBank, MB và Techcombank đều ghi nhận tăng trưởng ở Top đầu toàn ngành giai đoạn vừa qua. Đây cũng là các ngân hàng đang sở hữu tỷ lệ an toàn vốn (CAR) dẫn đầu thị trường, đạt từ 13% đến trên 15%, vượt trội so với mức quy định tối thiểu 8% của NHNN.
Về hiệu quả hoạt động, nếu như Techcombank dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), thì HDBank dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó, qua cập nhật các quý trong năm 2024, HDBank có lợi thế lớn về các cân đối, khi tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) được giữ quanh 75% so với giới hạn 85% quy định, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ quanh 21% so với giới hạn 30%, tỷ suất sinh lời trên lãi suất (NIM) của HDBank thuộc Top đầu ngành, đạt 5,2%...
Đây là kết quả của HDBank phục vụ khoảng 20 triệu khách hàng với 97% giao dịch bán lẻ được thực hiện trên nền tảng số. Kênh số đóng góp tới 82% số lượng khách hàng mới. Ngân hàng ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số hiện đại, được thị trường đón nhận, đặc biệt là Ngân hàng số Vikki.
Hoạt động số hóa của HDBank luôn song hành với phục vụ khách hàng bán lẻ chất lượng cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và tài trợ chuỗi cho các hệ thống lớn như Petrolimex, PVOIL, GS25… Đây là nhóm khách hàng đầy tiềm năng tại các khu vực đô thị loại 2 và nông thôn.
Trở lại bảng xếp hạng, Eximbank bất ngờ vươn lên Top 4 khi lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng 39%, từ 486 tỷ đồng lên 674 tỷ đồng. Kết quả là nhờ Eximbank đã triển khai các nền tảng giao dịch ngoại hối trực tuyến nhằm cung cấp dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng như E-Trading Platform, cho phép khách hàng chủ động theo dõi tỷ giá và thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ trực tuyến.
BIDV dẫn đầu nhóm quốc doanh
Tại nhóm quốc doanh, BIDV đã vượt Vietcombank về tốc độ tăng trưởng, ghi nhận 14%. Những bước cải tiến không ngừng về quản trị và dịch vụ là động lực lớn giúp BIDV duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành ngân hàng.
Năm 2024, tốc độ tăng trưởng của cả 3 ngân hàng đang có phần chậm lại, thậm chí có phần “hụt hơi” so với cùng kỳ. Cụ thể, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của Vietcombank giảm 7% và VietinBank giảm 1%.
Tuy nhiên, xét về quy mô, cả 3 ngân hàng tiếp tục là đầu tàu, dẫn dắt hệ thống ngân hàng. Cụ thể, BIDV ghi nhận 5.360 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối, dẫn đầu toàn ngành. Vietcombank và VietinBank lần lượt chia nhau vị trí Top 2 và Top 3, đạt 5.292 tỷ đồng và 4.190 tỷ đồng.
>> Đâu là Top 10 ngân hàng sinh lời từ lãi suất (NIM) hiệu quả nhất năm 2024?
Hơn 190.000 người được tăng lương hưu hai lần
Lãi suất ngân hàng hôm nay 10/2/2025: Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động