8 năm gần đây, Toshiba liên tiếp trải qua rất nhiều biến động, từ vụ bê bối gian lận kế toán, khủng hoảng tài chính, tài sản bị bán tháo cho tới cuộc chiến giữa ban lãnh đạo công ty và nhóm các nhà đầu tư chủ động.
Sau gần 150 năm hoạt động và 74 năm ở cương vị công ty đại chúng, tập đoàn điện tử nổi tiếng Toshiba vừa chính thức hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo. Tờ Financial Times nhận định sự kiện này giống như một lời cảnh báo đối với các nhà đầu tư quốc tế về “những gì sẽ hoạt động hiệu quả ở Nhật Bản và ngược lại”.
Việc tư nhân hóa Toshiba là kết quả của thương vụ mua lại có sử dụng đòn bẩy (leveraged buyout – LBO) lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Trị giá 2.000 tỷ yên (tương đương 14 tỷ USD), vụ LBO này được dẫn dắt bởi tập đoàn vốn cổ phần tư nhân (PE) Japan Industrial Parnters.
Toshiba là tập đoàn đa ngành với hoạt động sản xuất và kinh doanh trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ pin, những con chip, đồ điện tử cho đến cả thiết bị quốc phòng và hạt nhân. Tập đoàn đã có hơn 150 năm lịch sử. Nhưng 8 năm gần đây, Toshiba liên tiếp trải qua rất nhiều biến động, từ vụ bê bối gian lận kế toán, khủng hoảng tài chính, tài sản bị bán tháo cho tới cuộc chiến giữa ban lãnh đạo công ty và nhóm các nhà đầu tư chủ động.
>> Toshiba "bán mình", bên mua là ai?
Theo một nhóm các nhà quản lý quỹ nắm giữ cổ phiếu Toshiba trong quãng thời gian đó, tập đoàn đã bộc lộ những yếu kém về quản trị, đồng thời không hành động dựa theo lợi ích của cổ đông.
“Ở cuối chặng đường, tôi cảm thấy rất nhiều vấn đề quản trị của Toshiba đơn giản là không thể sửa chữa được. Toshiba giống như một doanh nghiệp quốc doanh, chưa bao giờ có tư duy dồn tất cả sự tập trung vào cổ đông”, một cựu thành viên trong hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty nói.
8 năm gần đây, Toshiba liên tiếp trải qua rất nhiều biến động |
Ông bổ sung thêm rằng hủy niêm yết và quay trở về công ty tư nhân có lẽ là sự lựa chọn duy nhất mà “gã khổng lồ điện tử” có thể nghiêm túc tái cấu trúc, bán bớt tài sản ngoài ngành và tìm ra cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Cũng có thể nhìn vào vụ việc ở Toshiba và kỳ vọng quá trình tái cấu trúc sắp tới là minh chứng cho làn sóng đổi mới ở các doanh nghiệp rất lâu đời của Nhật Bản.
Trong khi đó, giám đốc một quỹ PE lại cho rằng trường hợp của Toshia chính là một ví dụ điển hình mà bất kỳ nhà đầu tư nào muốn rót tiền vào thị trường Nhật Bản nên xem xét kỹ.
“Các định chế tài chính như các quỹ PE và quỹ đầu cơ hiện đang đánh giá thị trường Nhật Bản mang đến những cơ hội tuyệt vời. Chắc chắn điều đó sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, Toshiba cho thấy kỳ vọng của cổ đông và thực tế theo kỹ năng quản trị có thể khác xa nhau như thế nào”.
Trong năm cuối cùng trên cương vị là công ty đại chúng, HĐQT của công ty trở nên rất đa dạng: gồm cả nữ giới, người nước ngoài và các cổ đông chủ động. Ngược lại, 6 thành viên HĐQT mới do Japan Industrial Parnters đề cử đều là nam giới và là người Nhật Bản. Chỉ có CEO Taro Shimada được giữ lại.
Nhiều khả năng Toshiba sẽ được chia tách thành một vài công ty. Kế hoạch này từng được các bên tư vấn đề xuất vào năm 2021 nhưng sau đó bị cổ đông bác bỏ trong bầu không khí hai bên mất niềm tin vào nhau.
Năm 2017, để tránh kịch bản phá sản, theo lời khuyên của Goldman Sachs Toshiba đã phát hành một lượng lớn cổ phiếu mới trị giá 6 tỷ USD. Số cổ phiếu này chủ yếu được mua bởi các quỹ đầu cơ, đồng nghĩa sau nhiều năm có cổ đông đa số là các định chế nội địa lâu đời và khá dễ chịu, Toshiba phải đối mặt với đông đảo các quỹ ngoại khó tính hơn. Các quỹ này yêu cầu tập đoàn phải hành động quyết liệt để cắt bỏ những phần yếu kém, đặc biệt là các mảng kinh doanh không phải là cốt lõi.
“Trong DNA của Toshiba đã được lập trình là luôn luôn mở rộng, vì thế bộ máy lãnh đạo coi việc bành trướng sang các mảng mới là câu chuyện tăng trưởng ấn tượng. Nhưng các cổ đông mới cho rằng đó là một vở kịch được dàn dựng để tăng giá trị vốn hóa theo cách không minh bạch. Câu chuyện này trở thành nguồn cơn gây xung đột và mất niềm tin giữa hai bên”, một cố vấn nhận xét.
>> Nhật Bản lột xác, trở lại cuộc đua siêu cường sau 3 thập kỷ ngủ đông
Vietnam Airlines nói gì trước nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu?
Toshiba Việt Nam công bố định hướng phát triển thương hiệu mới