Đây là nội dung nằm trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, vừa được UBND TP trình HĐND xem xét.
UBND TP. HCM vừa có Tờ trình HĐND TP xem xét đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Đáng chú ý, hệ thống hạ tầng giao thông được TP. HCM quy hoạch, đưa ra kế hoạch phát triển rõ ràng, có tính toán đến việc kết nối với sân bay Long Thành.
Cụ thể, kết nối đường ven biển từ Gò Công (Tiền Giang) đến Cần Giờ và kéo dài đến cao tốc Bến Lức - Long Thành (Đồng Nai) thông qua đường vào cảng Phước An.
Việc này nhằm để hỗ trợ cho các cụm cảng biển dự kiến tại Cần Giờ và định hình hành lang kinh tế ven biển mới. Đồng thời, kết nối với sân bay Long Thành từ quận 7 qua cầu Phú Mỹ 2; kết nối với Đồng Nai (ĐT777) đến Quốc lộ 20 để giảm tải cho Quốc lộ 1 và đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
TP. HCM đang đẩy mạnh những con đường kết nối với sân bay Long Thành. Ảnh minh họa
Quận 7 là một trong những quận nội thành của TP. HCM và từng là một phần của huyện Nhà Bè. Đây là quận được nhiều người mệnh danh là quận “nhà giàu” vì tràn ngập các khu đô thị hiện đại, các khu biệt thự. Và vì vậy, nhu cầu của cư dân vùng này di chuyển đến sân bay Long Thành rất cao. Cộng với việc nằm ở vùng ven phía Đông Nam thành phố, những tuyến đường là đòn bẩy để quận 7 giao thương kinh tế vùng, kết nối với các tỉnh lân cận.
Trong đề xuất, UBND TP. HCM cũng quy hoạch hệ thống giao thông dựa trên cơ sở bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 5 quy hoạch chuyên ngành giao thông quốc gia gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển, đường thủy, cảng hàng không.
TP. HCM dự kiến đề xuất kết nối, khép kín các tuyến đường sắt quốc gia qua địa bàn TP. HCM. Đơn cử như kết nối đường sắt TP. HCM - Cần Thơ với TP. HCM - Nha Trang thông qua đoạn tuyến trên cao dọc đường Nguyễn Văn Linh; bổ sung ga hành khách tại Phú Mỹ Hưng, thúc đẩy vai trò trung tâm cho phân vùng đô thị phía Nam.
Trong tương lai đoạn tuyến Hòa Hưng - Bình Triệu - An Bình chuyển thành đường sắt đô thị; kết nối đường sắt TP. HCM - Cần Thơ với đường sắt TP. HCM - Tây Ninh tại ga Tân Chánh Hiệp.
UBND TP cũng dự kiến đề xuất bổ sung, kéo dài các tuyến đường sắt huyết mạch, giải quyết điểm nghẽn ùn tắc giao thông cửa ngõ.
Đơn cử như đề xuất 5 tuyến đường giao thông tốc độ nhanh, khác mức với hệ thống đường sắt đô thị để kết nối trung tâm TP đi các cửa ngõ.
Trong đó, 3 tuyến Bắc - Nam phía Đông và phía Tây có kết nối đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài về trung tâm TP và tuyến dọc theo Quốc lộ 13 từ Phạm Văn Đồng đến Vành đai 3; tuyến Đông Tây kết nối qua sân bay Tân Sơn Nhất; tuyến dọc Vành đai 2; kéo dài đường Phạm Hùng về phía Nam để kết nối với nút giao đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc TP. HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng.
TP. HCM cũng kéo dài đường Võ Văn Kiệt về phía Tây kết nối đường Lương Hòa - Bình Chánh (Long An) về đường Vành đai 4 và kết nối Đức Hòa (Long An).
Thực hư chuyện sân bay Long Thành có động thái mới, quyết giảm tiền hỗ trợ tái định cư
'Siêu sân bay' Long Thành có tin vui về hạng mục 3.500 tỷ là 'khối óc' của đại dự án