Bất động sản

TP. HCM đề xuất phần ngân sách thu vượt dự toán làm dự án đường sắt đô thị

Chi Chi 14/10/2024 18:00

Việc thực hiện đề án này không ảnh hưởng đến nguồn ngân sách cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.

UBND TP. HCM vừa gửi báo cáo lên Bộ Tài chính, đánh giá tác động nợ công khi thực hiện đề án đường sắt đô thị tại TP. HCM.

Theo dự thảo Quy hoạch TP. HCM, vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 dự kiến khoảng 62,59 tỷ USD, trong đó, đề án đường sắt đô thị chiếm khoảng 35%. Như vậy, vốn đầu tư cho riêng dự án là rất lớn.

Để cân đối được nguồn vốn lớn này, thành phố cần huy động từ nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả việc vay vốn.

TP. HCM đề xuất phần ngân sách thu vượt dự toán cho dự án đường sắt đô thị
Vốn để làm đường sắt đô thị TP. HCM lớn. Ảnh minh họa

Hiện, thành phố đang thực hiện các dự án ODA với quy mô vay lại lớn và sẽ tiếp tục triển khai đề án đường sắt đô thị. Vì vậy, tổng mức vay và bội chi ngân sách hàng năm cần được Quốc hội và Chính phủ xem xét, điều chỉnh để đảm bảo đủ nhu cầu vốn trong giai đoạn tới.

Về khả năng huy động vốn, UBND TP. HCM cho biết, các khoản tăng thu ngân sách trung ương từ nguồn thu phân chia theo tỷ lệ 79% cho Trung ương và 21% cho TP. HCM. Phần tăng thu của trung ương sẽ được điều tiết về ngân sách trung ương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định thưởng vượt dự toán.

>> Sẽ có thêm 5 tuyến đường sắt đô thị gần 20 tỷ USD tại Hà Nội?

Tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu vốn cho dự án đường sắt đô thị, TP. HCM đề xuất giữ lại phần tăng thu này để phục vụ cho đề án, đồng thời vẫn đảm bảo tỷ lệ 79% ngân sách Trung ương.

TP. HCM đề xuất phần ngân sách thu vượt dự toán cho dự án đường sắt đô thị
Sơ đồ hướng tuyến metro số 1. Ảnh: Internet

Ngoài ra, TP.HCM dự kiến thu về khoảng 6,5 tỷ USD từ việc đấu giá các khu đất xung quanh các nhà ga metro số 1, 2, 3, 4, và 5.

Nguồn vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu sẽ được TP. HCM dự kiến sử dụng từ 10% đến 40% hàng năm trong nguồn vốn đầu tư công, nhằm ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Đồng thời, thành phố cũng dự định phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và vay vốn từ các tổ chức tài chính trong nước cũng như vay lại vốn vay nước ngoài từ Chính phủ.

Việc thực hiện đề án này không ảnh hưởng đến nguồn ngân sách cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.

Theo quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị TP. HCM được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2045, thành phố xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 220km, số vốn 36 tỷ USD. Đến nay, TP. HCM chuẩn bị đi vào hoạt động tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20km.

>> Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam chấp thuận chủ trương đầu tư 25 dự án

Trao đổi hai văn kiện với Trung Quốc, đường sắt Việt Nam có bước tiến mới

Tuyến đường sắt 3,4 tỷ USD, nối tới sân bay lớn nhất Việt Nam có chuyển động mới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tp-hcm-de-xuat-phan-ngan-sach-thu-vuot-du-toan-cho-du-an-duong-sat-do-thi-253547.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TP. HCM đề xuất phần ngân sách thu vượt dự toán làm dự án đường sắt đô thị
    POWERED BY ONECMS & INTECH