Thế giới

Kinh tế Trung Quốc đối diện vấn đề ‘nóng’, chuyên gia cảnh báo phải hành động ngay

Bạch Linh 04/07/2024 13:30

Darren Tay, chuyên gia tại BMI Country Risk & Industry Analysis cho hay: “Dân số trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc sẽ giảm rất nhanh trong thập kỷ tới, đến mức nền kinh tế sẽ phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng GDP giảm 1%/năm trong 10 năm tiếp theo”.

Vấn đề cấp bách của kinh tế Trung Quốc

Dân số Trung Quốc đang giảm và sự thay đổi nhân khẩu học này có thể sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế, thu hẹp lực lượng lao động và gây áp lực lên chính sách tài khóa.

Darren Tay, chuyên gia tại BMI Country Risk & Industry Analysis cho hay: “Dân số trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc sẽ giảm rất nhanh trong thập kỷ tới, đến mức nền kinh tế sẽ phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng GDP giảm 1%/năm trong 10 năm tiếp theo”.

“Căng thẳng tài chính do già hóa dân số là điều đáng lo ngại và cấp bách”, đơn vị tình báo kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) cũng cảnh báo.

Trung Quốc đối diện vấn đề ‘nóng’, tăng trưởng GDP có thể sẽ giảm liên tiếp 1%/năm: Chuyên gia cảnh báo phải hành động ngay
Dân số Trung Quốc đang giảm và sự thay đổi nhân khẩu học này có thể sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế, thu hẹp lực lượng lao động và gây áp lực lên chính sách tài khóa

Theo báo cáo của EIU: “Các tính toán của chúng tôi cho thấy nếu tuổi nghỉ hưu được nâng lên 65 vào năm 2035, thâm hụt ngân sách lương hưu có thể giảm 20% và lương hưu ròng nhận được có thể tăng 30%, cho thấy gánh nặng cho cả Chính phủ và hộ gia đình sẽ giảm bớt”.

Theo thống kê từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, dân số nước này đã giảm năm thứ hai liên tiếp trong năm 2023 xuống còn 1,409 tỷ người - giảm 2,08 triệu người so với năm trước.

Con số này còn lớn hơn mức giảm dân số khoảng 850.000 người vào năm 2022. Erica Tay, Giám đốc nghiên cứu vĩ mô tại Maybank chia sẻ với CNBC: “Đây là hậu quả của chính sách một con được áp dụng vào những năm 1980”.

Dân số Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 1,317 tỷ người vào năm 2050 và giảm gần một nửa - xuống còn 732 triệu người vào năm 2100.

Tianchen Xu, Nhà kinh tế cấp cao tại EIU nói với CNBC rằng tỷ lệ sinh ở nước này đang giảm nhanh hơn so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tỷ lệ sinh đang giảm trên toàn thế giới

Tỷ lệ sinh đã giảm một nửa ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - giảm từ khoảng 3,3 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 1960 xuống còn khoảng 1,5 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 2022.

Theo báo cáo tháng 6, “Con số này thấp hơn đáng kể so với mức sinh thay thế là 2,1 trẻ trên một phụ nữ - mức cần thiết để duy trì dân số ổn định khi không có di cư.

Nguyên nhân

Sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở các quốc gia phát triển trong những thập kỷ gần đây đã mang lại mức thu nhập tăng cao và mở rộng cơ hội giáo dục, nghề nghiệp cho phụ nữ.

Darren của BMI cho biết: “Ở những xã hội phát triển hơn, cha mẹ thường phải đối mặt với chi phí nuôi con cao hơn nhiều và điều đó có xu hướng cản trở việc sinh con”.

Văn hóa làm việc ở Châu Á cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Chuyên gia kinh tế Tianchen Xu nhận định: “Ở các nước châu Á, có một tư duy cố hữu là làm việc nhiều giờ, đây là vấn đề đặc biệt ở Trung Quốc, Hàn Quốc...và các khu vực khác ở Đông Á và Đông Nam Á. Những quốc gia này là nơi có tổng thời gian làm việc dài nhất thế giới và kết quả là người lao động có ít thời gian hơn để xây dựng gia đình”.

Trung Quốc đối diện vấn đề ‘nóng’, tăng trưởng GDP có thể sẽ giảm liên tiếp 1%/năm: Chuyên gia cảnh báo phải hành động ngay
Tỷ lệ sinh đã giảm một nửa ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - giảm từ khoảng 3,3 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 1960 xuống còn khoảng 1,5 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 2022

Lực lượng lao động đang thu hẹp

Tỷ lệ sinh giảm gây áp lực lên nền kinh tế và toàn xã hội khi lực lượng lao động giảm. Ngoài ra, tỷ lệ sinh giảm có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ người già cần sự hỗ trợ từ thế hệ trẻ, điều này có thể tạo ra “gánh nặng quá mức cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và lương hưu của một quốc gia”, chuyên gia Darren của Maybank nói với CNBC.

Cuối cùng, gánh nặng đặt lên vai thế hệ trẻ sẽ ngày càng lớn vì họ không chỉ phải chăm sóc con cái của mình mà còn phải chăm sóc cha mẹ lớn tuổi của mình.

Bà cho biết sự thay đổi nhân khẩu học ở một số khu vực châu Á là vấn đề mang tính cấu trúc đòi hỏi “nỗ lực toàn diện và kiên quyết của Chính phủ” về cả chính sách tài khóa và tiền tệ.

Bất chấp sự tăng trưởng dự kiến của Trung Quốc sẽ chậm lại do vấn đề nhân khẩu học, theo Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của nước này vẫn tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm kể từ năm 1978. “Nếu họ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ đó thì thu nhập thực tế của công dân Trung Quốc trung bình sẽ tăng 13% vào năm 2033. Vì vậy, mức sống vẫn sẽ tiếp tục tăng”, theo WB.

Vì vậy, một số nhà kinh tế cũng đồng ý rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần nỗ lực nâng cao độ tuổi nghỉ hưu, tạo ra các khoản hoàn thuế mạnh hơn cho các chi phí liên quan đến việc nuôi dạy trẻ em và đẩy mạnh nỗ lực xây dựng nhà ở giá rẻ.

Họ cũng được khuyến khích làm nhiều hơn cho môi trường lao động. “Điều đó đòi hỏi luật lao động phải chặt chẽ hơn và thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống”, chuyên gia Xu cho biết.

Theo CNBC

>> Né ‘đòn giáng’ của EU vào xe điện Trung Quốc, BYD mở nhà máy hơn 480 triệu USD tại láng giềng Việt Nam

Né ‘đòn giáng’ của EU vào xe điện Trung Quốc, BYD mở nhà máy hơn 480 triệu USD tại láng giềng Việt Nam

80% loại ‘vật quý’ cứng gần bằng kim cương được Trung Quốc nắm giữ, người Mỹ đang rất cần

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-doi-dien-van-de-nong-tang-truong-gdp-co-the-se-giam-lien-tiep-1nam-chuyen-gia-canh-bao-phai-hanh-dong-ngay-241031.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kinh tế Trung Quốc đối diện vấn đề ‘nóng’, chuyên gia cảnh báo phải hành động ngay
    POWERED BY ONECMS & INTECH