Trung Quốc với trình chế tạo xô đổ mọi kỷ lục: Xây tuabin gió lớn nhất thế giới chiếm 9 sân bóng đá, cao 70 tầng, chịu được bão cấp 17
Với các cánh quạt khổng lồ dài 140m, đây sẽ là tuabin gió lớn nhất từng được chế tạo trên thế giới.
Đầu năm nay, Mingyang Smart Energy - nhà sản xuất tuabin gió tư nhân lớn nhất ở Trung Quốc đã công bố ra mắt tuabin gió ngoài khơi “vượt ngưỡng 18MW” tiếp theo – MySE 18.X-28X. Đây là tuabin gió ngoài khơi lớn nhất thế giới được công bố cho đến nay.
Theo công ty Mingyang, MySE 18.X-28X với lưỡi dài 140 mét và đường kính cánh quạt hơn 280 mét, có diện tích quét 66.052 m2, bằng diện tích của 9 sân bóng đá.
Công ty cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội: “Với tốc độ gió trung là 8,5m/s, mỗi tuabin có thể tạo ra 80 GWh điện mỗi năm, đủ cung cấp cho 96.000 cư dân, đồng thời giảm lượng khí thải CO2 xuống 66.000 tấn”.
Công ty này cho biết thêm: “Khi so sánh với việc lắp đặt các mô hình 13MW, công suất cao hơn của MySE18.X-28X sẽ tiết kiệm được 18 tổ máy cần thiết cho một trang trại gió 1GW, giúp giảm chi phí xây dựng từ 120.000 - 150.000 USD/MW”.
MySE 18.X-28X là hình ảnh thu nhỏ của những đổi mới nhất quán và nâng cấp toàn diện của Mingyang về công nghệ truyền động hybrid đã được kiểm chứng.
"Thiết kế mô-đun nhẹ cũng như việc sử dụng MPC cảm biến ba chiều và công nghệ DTC kép kỹ thuật số làm cơ sở cho hoạt động thông minh, hiệu quả của MySE18.X-28X trước các điều kiện khắc nghiệt nhất của đại dương chẳng hạn như mực nước biển, bão cấp 17 với tốc độ gió trên 56,1 m/s”, Mingyang cho biết.
Mingyang hy vọng turbine khổng lồ có thể giúp tăng sản lượng điện đồng thời giúp làm giảm chi phí liên quan đến việc lắp đặt nhiều turbin nhỏ hơn ước tính khoảng 120.000 đến 150.000 USD.
MySE18.X-28X không chỉ cung cấp nguồn năng lượng đủ cho 96.000 cư dân ở Trung Quốc mỗi năm mà còn giảm hơn 66.000 tấn ô nhiễm carbon so với các phương pháp sản xuất năng lượng thông thường.
Trung Quốc là quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất hành tinh. Nước này tạo ra khoảng 14% tổng lượng khí gây ô nhiễm làm hành tinh nóng lên trong năm 2021, theo Our World In Data. Việc xây dựng turbin khổng lồ ở Trung Quốc cũng phù hợp với mục tiêu năm 2060 của Trung Quốc là đạt mức phát thải ròng bằng không (net zero).
“Với MySE 18.X-28X mới, MingYang đã thực hiện bước quan trọng trong đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh bằng cách thúc đẩy giảm chi phí điện và tạo đột phá công nghệ cho ngành công nghiệp gió ngoài khơi" - công ty nhấn mạnh thêm.
Đáng chú ý, đây là thông báo về tuabin gió ngoài khơi 18 MW thứ hai của một nhà phát triển Trung Quốc trong vòng chưa đầy một tuần.
Cụ thể, CSSC Haizhuang của Trung Quốc cho biết họ đang nghiên cứu chế tạo tuabin gió ngoài khơi H260-18MW, công ty này cho biết sẽ phá kỷ lục toàn cầu với mức công suất 18MW. Tua bin sẽ có một cánh quạt khổng lồ có đường kính 260m.
Theo CSSC Haizhuang, tuabin ngoài khơi H260-18MW có diện tích quét 53.000m vuông, tương đương diện tích của 7 sân bóng đá tiêu chuẩn.
Các công ty phát triển turbine gió khổng lồ vì việc tăng diện tích quét của cánh quạt sẽ làm tăng diện tích vùng trời có thể khai thác năng lượng, từ đó tăng năng suất tổng thể. Ngoài ra, cách này còn giúp giảm chi phí xây trang trại điện gió, vốn đòi hỏi công đoạn neo turbine xuống đáy biển tốn kém. Điều này cũng dẫn đến giảm giá thành của điện gió.
Theo Offshore Engineer Magazine