Trước khi 'trở về' Quốc Cường Gia Lai (QCG), Cường Đô La và vợ đã cùng lãnh đạo một công ty bất động sản tại Bình Dương
Hiện Cường Đô La chỉ nắm giữ lượng rất nhỏ cổ phần tại Quốc Cường Gia Lai (QCG).
CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Cường làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 và là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật thay cho bà Nguyễn Thị Như Loan, người vừa bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 19/7.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Quốc Cường Gia Lai đã lên kế hoạch tổ chức đại hội lần 2 vào ngày 30/7.
Ông Nguyễn Quốc Cường thường được biết tới với tên gọi khác là Cường Đô La, sinh năm 1982, có trình độ cử nhân quản trị kinh doanh. Từ năm 2004 đến 2006, ông giữ chức vụ Phó giám đốc Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường. Từ năm 2006 đến 2018, ông là thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc và người công bố thông tin tại Quốc Cường Gia Lai.
Sau khi rút lui vào tháng 11/2018, ông Cường chỉ nắm giữ 0,2% cổ phần tại QCG, tương đương 537.000 cổ phiếu, trong khi bà Nguyễn Thị Như Loan nắm giữ 37,05% và em gái Nguyễn Ngọc Huyền My sở hữu 14,32%.
Ngoài ra, 2 em gái và em rể bà Loan là bà Vũ Thị Ánh Nguyệt, bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ và ông Hồ Viết Mạnh sở hữu lần lượt 9,7 triệu cổ phiếu, 82.000 cổ phiếu và 1,5 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phần QCG bà Loan cùng người thân nắm giữ là hơn 153 triệu cổ phiếu, tương đương gần 1.400 tỷ, chiếm gần 55,6% vốn.
Vợ chồng Cường Đô la và Đàm Thu Trang |
Sau khi rời Quốc Cường Gia Lai, ông Nguyễn Quốc Cường tham gia vào CTCP Chánh Nghĩa Quốc Cường hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Bình Dương. Được biết, bà Đàm Thu Trang, vợ ông Cường, cũng là Thành viên HĐQT của công ty này. Ngoài ra, HĐQT còn có ông Hứa Hà Phương - một doanh nhân có sở thích chơi siêu xe có tiếng tại TP. HCM.
Ban đầu, Chánh Nghĩa Quốc Cường có vốn điều lệ 1.169 tỷ đồng, có 3 cổ đông sáng lập là Quốc Cường Gia Lai do bà Nguyễn Thị Như Loan là người đại diện, ông Vương Kim Soa và bà Lý Kim Hoa. Quốc Cường Gia Lai góp 873 tỷ đồng (tương đương 74,68% vốn điều lệ). Hai cá nhân còn lại góp mỗi người 148 tỷ đồng, tương đương 12,66% vốn điều lệ.
Đến tháng 1/2019, Chánh Nghĩa Quốc Cường giảm 63% vốn về còn 428 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Quốc Cường Gia Lai cũng giảm từ 74,68% về còn 30,84%. Hai cá nhân còn lại tăng sở hữu lên tương đương mức 34,6%.
Tháng 2/2019, bà Loan chuyển quyền đại diện theo pháp luật cho ông Nguyễn Quốc Cường, đồng thời ông Cường cũng đảm nhận chức danh Tổng giám đốc .
Tháng 8/2020, Chánh Nghĩa Quốc Cường đổi tên thành CTCP C-Holdings, ông Nguyễn Quốc Cường giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật doanh nghiệp.
Theo thông tin đăng ký doanh nghiệp mới nhất vào tháng 5/2021, C-Holdings đã tăng vốn điều lệ từ 708 tỷ đồng lên 850 tỷ đồng.
C-Holdings lựa chọn phát triển dự án tại Bình Dương, hiện công ty này đã triển khai được 3 dự án gồm: C-Sky View, C-River View và The Maison.
Cùng với việc bổ nhiệm ông Cường vào vị trí lãnh đạo, QCG đã phát đi thông báo rằng vụ việc của bà Nguyễn Thị Như Loan vẫn đang trong quá trình điều tra và công ty sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng. Hoạt động kinh doanh của QCG vẫn diễn ra bình thường và các giao dịch với đối tác vẫn được thực hiện liên tục.
Cường Đô la và Đàm Thu Trang có 'động thái lạ' ngay sau khi nhận tin bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt
Bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, Cường Đô la có vai trò gì ở Quốc Cường Gia Lai?