Vĩ mô

TS Võ Trí Thành: 'Mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 từ 6,5%-7% là phù hợp'

Khúc Văn 25/11/2024 - 14:12

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều yếu tố khó đoán định, việc đặt ra mục tiêu 6,5-7% là phù hợp và vừa phải, nếu có điều kiện sẽ phấn đấu cao hơn.

Nền kinh tế còn đối diện nhiều rủi ro

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là 6,5-7%, phấn đấu 7-7,5% và GDP bình quân đầu người khoảng 4.900 USD.

Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông tiếp tục dẫn đầu với mức tăng 37%
Hiện tại, nền kinh tế còn đối diện nhiều rủi ro.

Bình luận về mục tiêu tăng trưởng này, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng việc đặt ra mục tiêu 6,5-7% là vừa phải, nếu có điều kiện sẽ phấn đấu cao hơn.

“Năm sau, vẫn sẽ có những rủi ro đi kèm với thách thức. Trong đó, nền kinh tế vẫn phải đối diện với rất nhiều rủi ro do phụ thuộc vào khu vực FDI và cầu bên ngoài – những yếu tố không thể kiểm soát được.

Trong khi đầu tư công dù có nỗ lực nhưng không dễ vượt qua con số của năm ngoái; đầu tư tư nhân đã nhích lên nhưng vẫn ở mức thấp; và mức tăng tiêu dùng đang chững lại”, ông Thành dự báo.

Bối cảnh đó, theo ông Thành đã đặt ra bài toán cần có chính sách phù hợp để nền kinh tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp vừa vượt khó, vừa tận dụng được cơ hội và vừa bắt kịp được xu thế.

Cùng với đó, ông Thành cũng khẳng định dù nền kinh tế dù phục hồi nhưng doanh nghiệp vẫn đang rất khó khăn.

“Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy tính chung, 10 tháng năm 2024, có 173,2 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 17,3 nghìn doanh nghiệp rút lui. Thực tế, số lượng doanh nghiệp rời thị trường đã có thay đổi đáng kể nhưng ở đây vẫn là con số lớn. Điều này cho thấy sức khỏe của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa thực sự phục hồi”, ông Thành nói.

Về các khó khăn cụ thể, từ quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp, ông Thành cho biết nhiều doanh nghiệp phản ánh họ gặp khó khăn liên quan đến đơn đặt hàng giảm, điều kiện bán hàng khó khăn, chi phí nguyên vật liệu cao, giá điện tăng gần đây và khả năng tiếp cận vốn hạn chế. Những vấn đề này đặc biệt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong lĩnh vực sản xuất.

>>Hai trụ cột 'nhà' Vingroup (VIC) chính thức trở thành Thương hiệu Quốc gia

Ba động lực tăng trưởng

Về động lực cho quá trình tăng trưởng trong thời gian tới vẫn xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng.

Đầu tiên là xuất khẩu. Ông Thành khẳng định thực tế cho thấy ngoại thương của Việt Nam đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/11, trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% cho cả năm 2024 hoàn toàn khả thi. (Ảnh minh họa)
Về động lực cho quá trình tăng trưởng trong thời gian tới vẫn xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng.

Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8% .

“Con số này cho thấy, xuất khẩu đã thực sự là bệ đỡ cho nền kinh tế cho nền kinh tế. Trong thời gian tới, tôi tin rằng xuất khẩu vẫn là cứu cánh của nền kinh tế”, ông Thành khẳng định.

Động lực thứ hai, theo ông Thành là đầu tư, chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong bối cảnh đầu tư công đang chậm, đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là con số cứu cánh cho nên kinh tế ở giai đoạn hiện tại.

Trụ cột thứ ba, theo ông Thành đó là tiêu dùng.

Năm 2023, tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng gần 10%. Tăng trưởng bán lẻ trong 10 đầu năm 2024 vẫn ở mức trên 8%, mặc dù điều này thể hiện sự sụt giảm so với mức tăng trưởng 11,3% được quan sát thấy trong năm trước nhưng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì đây vẫn là động lực tăng trưởng quan trọng.

Bước sang năm sau, khi các tín hiệu phục hồi nền kinh tế trở nên rõ nét hơn, tin rằng tình hình bán lẻ tiêu dùng cũng sẽ tiếp tục khởi sắc phục hồi và trở thành một trong những bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và kích thích hoạt động kinh tế, ông Thành cho rằng trong thời gian tới những nỗ lực của Chính phủ cần tiếp tục tập trung vào kích thích hoạt động kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc cải thiện môi trường kinh doanh, tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp vượt khó trong giai đoạn này.

>>Trung Quốc ‘bao mua’, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản bùng nổ

Nhập cuộc ‘đường đua’ 13 tỷ USD, doanh nghiệp bán lẻ mở lối tăng trưởng lợi nhuận

Dòng tiền ngoại ‘đổ bộ’, một cổ phiếu bất động sản được dự báo tăng trưởng 2 chữ số

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ts-vo-tri-thanh-muc-tieu-tang-truong-gdp-2025-tu-65-7-la-phu-hop-262038.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TS Võ Trí Thành: 'Mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 từ 6,5%-7% là phù hợp'
    POWERED BY ONECMS & INTECH