Nhập cuộc ‘đường đua’ 13 tỷ USD, doanh nghiệp bán lẻ mở lối tăng trưởng lợi nhuận
13 tỷ USD – Con số ấn tượng về quy mô thị trường gia dụng tại Việt Nam, đang mở ra cơ hội tăng trưởng lợi nhuận cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, sức chi cho hàng gia dụng tại thị trường Việt Nam chiếm 9% tổng gói tiêu dùng cá nhân, quy mô tiêu dùng ghi nhận 13 tỷ USD – con số ấn tượng đối với một quốc gia có dân số 100 triệu người.
Tết Nguyên Đán là thời điểm nhu cầu mua sắm tăng cao, khoảng thời gian "vàng" của các đơn vị bán lẻ. Với cơ cấu người tiêu dùng trẻ của Việt Nam đang chiếm hơn 50% và thu nhập tăng trưởng, nhu cầu sử dụng những sản phẩm có chất lượng đang có xu hướng tăng trong những năm qua.
Sức hấp dẫn của mặt hàng gia dụng
Nguồn cầu các sản phẩm phục vụ nhà cửa đang bùng nổ vào cuối năm không chỉ nhờ sức mua tăng vọt dịp Tết Nguyên Đán mà còn nhờ "làn sóng" hồi phục mạnh mẽ từ thị trường bất động sản.
Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản đã ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhiều giao dịch trong 9 tháng đầu năm 2024, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các giao dịch chung cư và nhà ở riêng lẻ tăng 29% (38.398 giao dịch thành công) so với năm trước, đất nền cũng ghi nhận mức tăng 12,8% (102.966 giao dịch thành công), cho thấy nguồn cung bất động sản đang dần trở lại.
Đối với người mua nhà, đặc biệt là tại các căn hộ chung cư, việc sở hữu không gian sống mới đồng nghĩa với nhu cầu cao cho các sản phẩm như máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh và thiết bị nhà bếp thông minh.
Theo Satista – nền tảng dữ liệu và thông tin kinh doanh toàn cầu, sản lượng tiêu thụ của thị trường thiết bị gia dụng tại Việt Nam dự kiến đạt 60,4 triệu sản phẩm vào năm 2029. Con số ấn tượng cho thấy dư địa phát triển của ngành rất rộng mở, khẳng định là là một thị trường đầy tiềm năng trong tương lai.
Doanh nghiệp bán lẻ dồn lực ngành gia dụng, mở lối tăng trưởng lợi nhuận
Đón đầu nhu cầu của người tiêu dùng, từ quý III/2024, các doanh nghiệp phân phối ICT như: Digiworld (DGW), Thế giới Di động (MWG), FPT Retail (FRT)... đẩy mạnh chiến lược phân phối hàng gia dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và thúc đẩy lợi nhuận.
Digiworld đã đẩy mạnh chiến lược phân phối toàn diện từ các thương hiệu mảng chăm sóc nhà cửa: Philips, Xiaomi, Whirlpool… Chỉ tính riêng Philips, công ty đang phân phối tới 17 dòng sản phẩm của thương hiệu.
Digiworld được các thương hiệu lớn tin tưởng lựa chọn không chỉ vì vai trò nhà phân phối hàng đầu mà còn nhờ vị thế của một “Market Builder” (nhà kiến tạo thị trường). Công ty mang đến giải pháp toàn diện, từ chiến lược quảng bá, tiếp thị, bán hàng cho đến dịch vụ hậu mãi trên 16.000 điểm bán, tất cả đều đáp ứng được yêu cầu riêng của từng đối tác.
Cơ cấu doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Digiworld (DGW) |
Kết quả, quý III/2024, Digiworld báo lãi 122 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, cao nhất 7 kỳ kinh doanh. Trong đó, doanh thu mảng gia dụng tăng trưởng 715% so với cùng kỳ năm 2021 – thời điểm Digiworld bắt đầu đẩy mạnh bán mảng này.
Doanh thu từ mảng gia dụng của Digiworld (DGW) |
Digiworld kỳ vọng năm 2024 công ty ghi nhận 23.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD) doanh thu, tăng 15% so với năm 2023. Trong đó, doanh thu mảng gia dụng tăng trưởng 78% – mạnh nhất trong 5 mảng kinh doanh. Lãi ròng kỳ vọng đạt 490 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm.
Cơ cấu doanh thu dự kiến năm 2024 của Digiworld (DGW) |
Bên cạnh Digiworld, Thế giới Di động (MWG) và FPT Retail (FRT) cũng gia tăng sự hiện diện và đẩy mạnh vào các trang thiết bị gia đình.
Tại Thế giới Di động, công ty đặt mục tiêu trong năm 2025, Bách Hóa Xanh dự kiến khai trương 100-200 cửa hàng, cân nhắc mở rộng thị trường ra miền Bắc và tự tin đạt con số lợi nhuận nghìn tỷ đồng chỉ trong vòng 1-2 năm tới.
Trong khi đó, nhờ tái cấu trúc hệ thống FPT Shop, chuyển đổi 10 cửa hàng thông thường sang bán điện máy FPT Retail ghi nhận với lợi nhuận lũy kế đạt 358 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2024, trong khi cùng kỳ lỗ 200 tỷ đồng. Trong quý IV/2024, FPT Retail sẽ mở thêm 50 cửa hàng bán điện máy, đẩy mạnh bán các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa danh mục và cải thiện mức lãi gộp.
>> Đón cú hích từ tầng lớp trung lưu, cổ phiếu bán lẻ được kỳ vọng bứt phá
Bức tranh ngành bán lẻ và tiêu dùng 2024: Tăng trưởng chậm nhưng ổn định
Đón cú hích từ tầng lớp trung lưu, cổ phiếu bán lẻ được kỳ vọng bứt phá