Doanh nghiệp

Từ biến cố Mixue, "những quy tắc vàng" người mua nhượng quyền cần biết tránh bị sập bẫy

Mai Chi 30/09/2023 - 14:41

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, cần hiểu rõ bản chất của kinh doanh nhượng quyền để tránh rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Sự bùng nổ của các thương hiệu nhượng quyền gần đây tạo nên một xu thế mới trong ngành kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các chuỗi nhượng quyền trà sữa, cafe. Với nhiều lợi thế về quản lý, đầu tư cũng như lợi nhuận hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư hiện đang phân giữa việc có nên tự mở chuỗi hay đi mua nhượng quyền thương hiệu.

Các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước những mô hình kinh doanh nhượng quyền mang tính chất trào lưu, vòng đời ngắn hạn... Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, cần hiểu rõ bản chất của kinh doanh nhượng quyền để tránh rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Ký nhượng quyền và sự ràng buộc lâu dài

Đừng bao giờ tham gia vào một hệ thống nhượng quyền nếu bạn chưa chắc chắn muốn làm nó, hoặc chưa điều tra kỹ về nó để có đầy đủ thông tin và sự tự tin.

Nếu phía nhượng quyền cố gắng hối thúc bạn ký hợp đồng nhượng quyền hay nói với bạn rằng có một đối tượng khác đang mong muốn ký hợp đồng này, thì bạn càng nên cẩn trọng và điều tra thêm về hệ thống này cho đến khi chắc chắn mình đã hiểu rõ mọi thông tin. Lý do để bạn phải cảm thấy chắc chắn trước khi đặt bút ký vào hợp đồng nhượng quyền là bạn hoàn toàn không có cơ hội rút lui sau khi đã ký. Có một số hợp đồng nhượng quyền có thời hạn cho phép bên nhận nhượng quyền rút lui, nhưng trong một thời hạn rất ngắn, thông thường là 7 ngày, gọi là khoảng thời gian “Cooling off”, nhưng trường hợp này rất hiếm và thường xảy ra trước khi trả phí nhượng quyền.

Từ biến cố Mixue,

Thông thường các hợp đồng nhượng quyền có thời han là 5 năm hoặc hơn, cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền đều không có quyền chấm dứt hợp đồng ngoại trừ một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

Trong tất cả các hợp đồng nhượng quyền đều không cho phép bên nhận nhượng quyền rút lui một cách đột ngột sau khi đã được bên nhượng quyền đào tạo và chuyển giao bí quyết kinh doanh. Nếu bên nhận nhượng quyền rút lui bất ngờ sau khi được chuyển giao bí quyết kinh doanh, bên nhượng quyền dĩ nhiên sẽ không trả lại phí nhượng quyền ban đầu và có thể kiện bên nhận nhượng quyền ra tòa. Bên nhận nhượng quyền có thể phải bồi thường phí tổn của hệ thống bằng số tiền phí nhượng quyền hàng tháng đáng lẽ phải trả nhân với một khoảng thời gian nhất định.

Tóm lại, hợp đồng nhượng quyền hoàn toàn không tạo cơ hội cho bên nhận nhượng quyền rút lui một cách đột ngột.

Nguy cơ loãng hệ thống nhượng quyền

Từ câu chuyện chuỗi nhượng quyền Mixue không khó để nhận ra trào lưu nào cũng tiềm ẩn những rủi ro khó lường trước. Như Mixue, do doanh thu của công ty chủ yếu đến từ hoạt động nhượng quyền, thực chất Mixue đang kinh doanh với mô hình B2B (Business to Business) thay vì B2C (Business to Customer). Bởi lẽ khách hàng và nguồn thu chính của họ đến từ những cửa hàng nhượng quyền. Theo mô hình này, công ty sẽ bán nguyên, vật liệu, thiết bị, công cụ, phương tiện và các hàng hóa khác, đồng thời thu phí quản lý, nhượng quyền, đào tạo cho các cửa hàng nhượng quyền.

Việc Mixue đẩy mạnh bán nhượng quyền thương hiệu có thể gây loãng hệ thống do có quá nhiều cửa hàng trong cùng một khu vực. Các cửa hàng Mixue “mọc như nấm” khắp các dãy phố vô tình thành đối thủ cạnh tranh của nhau dù cùng bán một thương hiệu. Nếu không có sự phân bổ hợp lý, việc các cửa hàng quá gần nhau sẽ gây ra hiện tượng bão hòa.

Từ biến cố Mixue,

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ một thương hiệu nhượng quyền nào khác. Khi hệ thống phát triển, bên nhận nhượng quyền phải cạnh tranh với chính những thành viên trong cùng chuỗi và đối thủ ngoài hệ thống.

Phụ thuộc hoàn toàn

Bên nhận chuyển nhượng cũng phải đáp ứng tuân thủ và chấp nhận sự kiểm soát của bên chuyển nhượng với các vấn đề kinh doanh nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, vận hành, marketing … và không được tự do quyết định các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, bên chuyển nhượng quyền còn có quyền nắm giữ quyền hành cũng như thỏa thuận giá cả. Bên nhận chuyển nhượng không thể sáng tạo cũng như thay đổi sản phẩm hay chiến lược marketting vì bên nhượng quyền luôn muốn hệ thống được vận hành thống nhất nhằm duy trì uy tín và chất lượng của hệ thống, để thương lượng thay đổi rất khó khăn, mọi thay đổi đều phải hỏi ý kiến và xin sự chấp thuận từ bên chuyển nhượng.

Từ biến cố Mixue,

Việc áp dụng cứng nhắc và quản lý chặt chẽ này làm hạn chế khả năng thích ứng và phát triển đã được chứng minh như đối với Subway một thương hiệu lớn nổi tiếng thế giới. Họ thành công với các sản phẩm sandwich và bánh mì nhưng khi đến Việt Nam, họ đã không có sự thay đổi để phù hợp với khẩu vị người Việt mà mang nguyên menu của mình đến Việt Nam. Sự khác biệt về phong cách ăn uống cùng với sự cạnh tranh của bánh mì Việt Nam do vậy ngay từ khi bước vào thị trường nước ta các cửa hàng này đã phải chịu sự ghẻ lạnh.

Ngược lại với Subway, KFC lại có sự thay đổi để phù hợp với thị trường một nước đông Á với món cơm và menu phong phú để phù hợp với khẩu vị người Việt hơn sự thay đổi này, đã giúp KFC thâm nhập vào thị trường và chiếm được thị phần. Qua đó, có thể thấy được rằng sự thành công hay thất bại của cửa hàng nhượng quyền lệ thuộc rất nhiều vào kế hoạch kinh doanh của bên chuyển nhượng.

Những lưu ý tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch nhà đất

Bố mẹ của ông chủ Facebook dạy con thành tài như thế nào?

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tu-bien-co-mixue-nhung-quy-tac-vang-nguoi-mua-nhuong-quyen-can-biet-tranh-bi-sap-bay-203271.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Từ biến cố Mixue, "những quy tắc vàng" người mua nhượng quyền cần biết tránh bị sập bẫy
    POWERED BY ONECMS & INTECH