Đây là dự án thành phần thuộc dự án tuyến đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có chiều dài 47,7km trải dài trên 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hưng Yên làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2021.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng. Điểm đầu của tuyến đường là nút giao Yên Mỹ kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Điểm kết thúc đường bên nằm ở Km20 của đường nối hai cao tốc giao với Quốc lộ 38B.
Hiện nay, tuyến đường với 6 làn xe ở giữa và 8 làn ở hệ thống hai đường bên.
Trên hệ thống đường bên, các phương tiện được lưu thông hai chiều như đường gom, đảm bảo việc tách hẳn dòng phương tiện lưu thông theo trục nối hai cao tốc với các phương tiện địa phương di chuyển trên tuyến ngắn.
>> Cập nhật tiến độ các dự án trọng điểm là 'bàn đạp' để Đà Lạt trở thành thành phố thông minh
Hiện tại, tuyến đường bên đang còn một số hạng mục hoàn thiện, như mở rộng nút giao nối lên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ở huyện Yên Mỹ; thi công phần cầu vượt và đường kết nối của 3/4 cầu trên tuyến; lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn.
Các phần việc này sẽ hoàn thành và bàn giao dự án trong tháng 6/2024.
Tuyến đường giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tới 30 phút so với đi cầu Yên Lệnh và Quốc lộ 39.
Hiện nay, tuyến đang được khai thác với tốc độ 60km/h và 80km/h.
Cùng với cây cầu Hưng Hà, tuyến đường này sẽ nâng cao năng lực khai thác của tuyến nối 2 cao tốc, tạo thành tuyến giao thương phát triển kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh Hưng Yên - Hà Nam và phía đông nam Đồng bằng sông Hồng.
Được biết, tuyến đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD) với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (tổng mức đầu tư khoảng 400 triệu USD) có chiều dài 47,7km trải dài trên 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam, tổng mức đầu tư gần 4.500 tỷ đồng.
Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, đã hoàn thành đưa vào khai thác năm 2019; giai đoạn 2 đầu tư mở rộng với quy mô 4 làn xe cơ giới.
>> Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế trong năm 2024?
Trung du miền núi phía Bắc sẽ có 5 hành lang kinh tế, dồn lực xây dựng 2 tuyến đường sắt tốc độ cao
Tuyến đường 6 làn xe với mức đầu tư nghìn tỷ tại Hà Nội sắp ‘cán đích’