Tuyến đường sắt 10 tỷ USD nối với Trung Quốc đặt mục tiêu khởi công vào năm 2025
Dự án này không chỉ góp phần hiện thực hóa Sáng kiến Vành đai - Con đường, mà còn có ý nghĩa lớn là đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Công trình Trung Quốc (CRCC), để thảo luận về dự án đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 10 tỷ USD.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng công trình xây dựng Trung Quốc (CRCC) - Nguồn: Internet |
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam quyết tâm triển khai tuyến đường sắt này và đặt mục tiêu khởi công vào năm 2025, hoàn thành trong vòng 3 năm.
Ông Đới Hòa Căn bày tỏ mong muốn CRCC sẽ được tham gia vào dự án, với năng lực xây dựng hạ tầng đường sắt và kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam. Hiện tại, CRCC đã hoàn thành việc lập quy hoạch và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án này. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại về việc có thể không đáp ứng được thời hạn khởi công vào tháng 12/2025 do một số vướng mắc về thủ tục, đồng thời kiến nghị sớm tháo gỡ các khó khăn này để đảm bảo tiến độ.
CRCC cũng cam kết, khi được tham gia, sẽ hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt đô thị TP. HCM và đường sắt cao tốc Bắc - Nam nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia.
Bày tỏ cảm ơn Tập đoàn CRCC đã có đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) là một trong những tuyến huyết mạch để kết nối hai nước.
Dự án này không chỉ góp phần hiện thực hóa Sáng kiến Vành đai - Con đường, mà còn có ý nghĩa lớn là đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
Vì vậy, doanh nghiệp hai bên cần tăng cường hợp tác, thúc đẩy hiện thực hóa các thỏa thuận cấp cao, và các nội hàm hợp tác cụ thể để quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược" ngày càng phát triển, sâu sắc, toàn diện và bền vững.
Ảnh minh hoạ |
Với tinh thần coi trọng thời gian và trí tuệ để năm 2025 có thể khởi công tuyến đường sắt này, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn CRCC tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam đẩy nhanh các nội dung phần việc cần triển khai cho dự án trước khi được các cấp xem xét, quyết định.
Ông khẳng định nguyên tắc triển khai dự án phải theo quy trình và quy định của Việt Nam. Song Chính phủ sẽ nỗ lực để các bước triển khai nhanh với thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra với Tập đoàn CRCC là cần sớm có sản phẩm cụ thể làm cơ sở trình các cấp với tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện và đã thực hiện phải có sản phẩm cụ thể.
Gắn với đó là các cơ chế phối hợp trong hỗ trợ vốn vay ưu đãi khi dự án có quy mô khoảng 10 tỷ USD. Thực hiện chuyển giao công nghệ đào tạo nhân lực, mở rộng hợp tác các dự án hạ tầng khác. Các hợp tác tới đây cần rút kinh nghiệm từ các dự án đã làm, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ chống tiêu cực tham nhũng, lãng phí.
Bên cạnh tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Thủ tướng cũng đề nghị CRCC xem xét tham gia các dự án hạ tầng quan trọng khác, bao gồm tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, tuyến đường sắt Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các dự án đường bộ cao tốc kết nối các tỉnh biên giới Việt Nam với Trung Quốc.
>> Thành phố lớn thứ 3 Việt Nam ban hành sổ tay hướng dẫn các thủ tục về nhà ở xã hội
Liên danh Đèo Cả đề xuất lùi thời gian nộp đề xuất dự án PPP đường sắt Việt Lào hơn 27.000 tỷ
Quảng Bình lý giải nguyên nhân đề xuất 2 vị trí nhà ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam