Bất động sản

Tuyến đường sắt từng là con đường chiến lược trong kháng chiến, bị lãng quên gần 2 thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

An Khánh 15/02/2025 22:00

Đường sắt này đã chính thức dừng hoạt động vận tải hành khách vào năm 2006.

Tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn trên địa bàn tỉnh Nghệ An có chiều dài khoảng 30km. Tuyến đường sắt này đã được xây dựng từ năm 1966, là một phần quan trọng trong hệ thống giao thông đường sắt Việt Nam thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.

Thời kỳ hoàng kim, nó không chỉ phục vụ nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giữa khu vực Tây Bắc với vùng đồng bằng của tỉnh Nghệ An mà còn đóng vai trò chiến lược trong việc cung cấp hậu cần cho chiến trường miền Nam.

Tuyến đường sắt từng là con đường chiến lược trong kháng chiến, bị lãng quên gần 2 thập kỷ sắp được 'hồi sinh'- Ảnh 1.
Tuyến đường sắt bị bỏ quên. Ảnh: Báo Nghệ An

Trong thời kỳ chiến tranh, tuyến đường sắt này đóng vai trò vận chuyển các nguồn lực hậu cần như lương thực, vũ khí và quân đội từ hậu phương ra tiền tuyến. Các nhà ga nhỏ trên tuyến đường đã trở thành các điểm giao nhận hàng hóa và tiếp tế, đảm bảo sự lưu thông không ngừng nghỉ giữa các khu vực chiến lược.

>> Hà Nội 'giải bài toán' ách tắc với 4 hầm chui, 5 cầu vượt sắp xây dựng ở khắp các quận, huyện

Tuy nhiên, sau thời kỳ đổi mới, tuyến đường này dần mất đi vai trò chiến lược. Đến năm 2006, các chuyến tàu trên tuyến đã chính thức dừng hoạt động vận tải hành khách và dừng vận tải hàng hóa vào năm 2012 do không còn hiệu quả về mặt kinh tế.

Năm 2022, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (ban quản lý), đã có báo cáo thực trạng toàn tuyến đường sắt để gửi cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Trên toàn tuyến dài 30km có đến 42 đường cong và 26 đoạn có độ dốc lớn. rải qua thời gian dài không chạy tàu, không được duy tu bảo dưỡng nên tà vẹt đã bị rỉ, gãy, mất tác dụng. Nhiều đoạn, tà vẹt gỗ đã bị mục, bị vùi lấp dưới nền đất.

Tuyến đường sắt từng là con đường chiến lược trong kháng chiến, bị lãng quên gần 2 thập kỷ sắp được 'hồi sinh'- Ảnh 2.
Nhà ga đã mục nát và phải đặt biển cảnh báo. Ảnh: Báo Tiền Phong

Đặc biệt các ga đều chung tình cảnh bị lún, tường mái bị nứt, vữa tường bị bong tróc, các cột trụ, bong tróc lòi cốt thép hoen rỉ phải gắn biển cảnh báo nhà xuống cấp và cấm vào.

Hiện nay, công tác quản lý và duy tu tuyến đường sắt này do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đảm nhận.

Cuối năm 2024, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản phản hồi liên quan đến đề xuất di dời nhà ga đường sắt ra khỏi khu vực trung tâm. Theo văn bản, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá bằng đường sắt để xem xét, quyết định việc nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn nhằm khôi phục hoạt động chạy tàu.

Tuyến đường sắt từng là con đường chiến lược trong kháng chiến, bị lãng quên gần 2 thập kỷ sắp được 'hồi sinh'- Ảnh 3.
Công tác duy tu vẫn đang được thực hiện. Ảnh: Báo Tiền Phong

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt Cầu Giát – Nghĩa Đàn vẫn được duy trì để đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai.

Trên cơ sở từ văn bản phản hồi, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã tăng cường thực hiện phát quang cây cỏ, khơi thông mương rãnh, dọn dẹp vệ sinh để không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường tại khu vực.

>> Toàn bộ một thị trấn nằm ở độ cao trên 1.000m vùng biên giới được di cư trước nguy cơ 16 khối sạt lở

Hải Phòng sẽ góp gần 11.000 tỷ đồng cho tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Hôm nay, chính thức trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt hơn 8 tỷ USD, đi qua 9 tỉnh, thành miền Bắc

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/tuyen-duong-sat-tung-la-con-duong-chien-luoc-trong-khang-chien-bi-lang-quen-gan-2-thap-ky-sap-duoc-hoi-sinh-202250214191919492.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tuyến đường sắt từng là con đường chiến lược trong kháng chiến, bị lãng quên gần 2 thập kỷ sắp được 'hồi sinh'
    POWERED BY ONECMS & INTECH