Vay nợ hàng chục nghìn tỷ, các công ty phát điện của EVN oằn lưng trả lãi!

13-06-2023 07:46|Hồ Nga

Vay nợ hàng chục nghìn tỷ đồng, các công ty phát điện của EVN đang chi mỗi ngày 4-5 tỷ đồng trả lãi tiền vay.

1-1-(1).jpg

Từ khóa EVN, Tập đoàn điện lực Việt Nam, điện, thiếu điện, cắt điện, thua lỗ chục nghìn tỷ… đang là vấn đề nóng hiện nay. Trước sự bức xúc của dư luận, đoàn thanh tra đã được thành lập nhằm thanh tra việc cung ứng điện của EVN.

EVN có nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng, điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện…

Mảng phát điện, EVN có 3 tổng công ty con là Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công ty phát điện 3. Cùng xem những công ty con này làm ăn thế nào?

Các công ty phát điện của EVN: Gánh nặng lãi vay nghìn tỷ đồng đang bào mòn lợi nhuận

EVNGenco1 chi 2.100 tỷ đồng trả lãi năm 2022

Tổng công ty phát điện 1 (EVNGenco1) – Công ty TNHH Một thành viên được thành lập từ tháng 1/2013, trực thuộc EVN. Tổng công ty được thành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Uông Bí, các công ty phát điện hạch toán phụ thuộc, các ban quản lý dự án nguồn điện và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 1 số công ty phát điện thuộc EVN.

Kết qủa kinh doanh, doanh thu năm 2022 giảm 2,9% so với năm 2021, đạt 36.620 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế đạt 2.104 tỷ đồng, giảm đến 62,6% so với số lãi 5.619 tỷ đồng đạt được năm 2021.

Những nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận năm 2022 giảm sâu là chi phí vốn tăng, doanh thu tài chính giảm. Ngoài ra, gánh nặng lãi vay hơn 2.000 tỷ đồng cũng là một trong những yếu tố bào mòn lợi nhuận của EVNGenco1 trong năm.

Các công ty phát điện của EVN: Gánh nặng lãi vay nghìn tỷ đồng đang bào mòn lợi nhuận

Về doanh thu, từ mức hơn 10.300 tỷ đồng năm 2013, đến năm 2018, doanh thu của Doanh nghiệp này đạt xấp xỉ 35.500 tỷ đồng. Năm 2020 doanh thu đạt mức 39.651 tỷ đồng và giảm dần 2 năm sau đó.

Lợi nhuận của EVN Genco1 có nhiều biến động. Giai đoạn từ 2013 đến 2019 lợi nhuận cao nhất ở năm 2014, vượt 1.000 tỷ đồng, còn lại đều tầm 300-500 tỷ đồng. Năm 2020 lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Năm 2021 là năm lãi đột biến nhất với hơn 5.100 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản của EVNGENCO1 đang duy trì ở mức 79% cuối năm 2022.

Các công ty phát điện của EVN: Gánh nặng lãi vay nghìn tỷ đồng đang bào mòn lợi nhuận

EVN Genco2 chi hơn 550 tỷ đồng trả lãi suất

Tổng công ty phát điện 2 (EVNGenco2) cũng được thành lập từ tháng 1/2013 bao gồm 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ, 2 công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ và 5 công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu trên 50%. EVN Genco2 đang quản lý 8 dự án đầu tư nguồn điện. Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Hải Phòng, Thủy điện A Vương, Thủy điện Thác Mơ, Thủy điện sông Ba Hạ là những doanh nghiệp trên sàn chứng khoán trực thuộc sự quản lý của EVN Genco2.

Năm 2022 doanh thu EVN Genco2 đạt 24.717 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.531 tỷ đồng. EVN Genco2 cho biết tổng sản lượng sản xuất điện toàn Tổng công ty trong năm 2022 đạt 16.376 triệu kWh, vượt 3% kế hoạch và chiếm khoảng 13% tổng sản lượng điện sản xuất của EVN và các Genco khác, chiếm 6% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.

screenshot-2023-06-13-at-11.13.01.png

Nắm trong tay hệ thống doanh nghiệp thủy điện, nhiệt điện, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán, bản thân cũng là một doanh nghiệp trên sàn, khoản lãi nghìn tỷ của EVN Genco2 là “ước mơ” của nhiều doanh nghiệp trong ngành. Tuy vậy vay nợ hàng chục nghìn tỷ đồng đang khiến con số gần 8.200 tỷ đồng tiền, tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng các kỳ hạn trở nên nhỏ bé.

Các công ty phát điện của EVN: Gánh nặng lãi vay nghìn tỷ đồng đang bào mòn lợi nhuận

EVN Genco3 chi gần 1.600 tỷ đồng trả lãi suất năm 2022

Tổng công ty phát điện 3 (EVNGenco3) được thành lập năm 2014, gồm 8 chi nhánh, và đáng chú ý là 2 công ty con – doanh nghiệp ngành nhiệt điện có cổ phiếu giao dịch trên sàn là Nhiệt điện Bà Rịa và Nhiệt điện Ninh Bình.

Về tình hình kinh doanh, EVNGenco3 ghi nhận giai đoạn sau 2018 kinh doanh tăng trưởng mạnh với lợi nhuận sau thuế vượt 1.100 lên cao nhất đến 3.179 tỷ đồng vào năm 2021. Năm 2022 lợi nhuận sau thuế của EVN Genco3 giảm 29% so với năm trước đó, về mức 2.550 tỷ đồng.

Duy nhất năm 2018 công ty thua lỗ, còn các năm trước đó đều lãi sau thuế từ 200 đến 520 tỷ đồng.

screenshot-2023-06-13-at-13.31.19.png

Năm 2022 EVN Genco3 đạt 47.287 tỷ đồng doanh thu, tăng 25,2% so với năm trước đó. Tuy vậy gánh nặng chi phí tài chính, mà chủ yếu là chi phí lãi vay khiến lợi nhuận giảm sút. Bên cạnh đó doanh thu tài chính giảm sâu từ 1.260 tỷ đồng năm 2021 xuống còn 323 tỷ đồng do năm 2021 có khoản lãi thuần do đánh giá lại các khoản có gốc ngoại tệ cuối năm.

Gánh nặng lãi vay bào mòn lợi nhuận

Báo cáo ghi nhận năm 2022 EVN Genco1 chi hơn 2.000 tỷ đồng trả nợ vay tài chính trong khi thu lãi tiền gửi chỉ gần 57 tỷ đồng. Tổng dư nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn đến 31/12/2022 hơn 41.900 tỷ đồng, trong đó có 32.500 tỷ đồng vay nợ dài hạn, tương ứng mỗi ngày chi xấp xỉ 5,5 tỷ đồng trả lãi tiền vay.

EVN Genco2 cũng đang có khoản nợ tài chính hơn 18.000 tỷ đồng đến 31/12/2022 - khiến công ty phải chi hơn 550 tỷ đồng trả lãi tiền vay.

Các công ty phát điện của EVN: Gánh nặng lãi vay nghìn tỷ đồng đang bào mòn lợi nhuận

EVN Genco3 còn dư nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn đến 31/12/2022 gần 40.500 tỷ đồng, đây cũng là nguyên nhân khiến chi phí tài chính tăng cao. Tổng chi phí lãi vay cả năm 1.576 tỷ đồng, tăng 355 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương ứng mỗi ngày công ty chi hơn 4,3 tỷ đồng trả tiền lãi vay.

screenshot-2023-06-13-at-14.08.44.png

Tình trạng thiếu hụt điện, cắt điện liên tục, nhất là trong bối cảnh EVN công bố số lỗ chục nghìn tỷ, muốn tiếp tục tăng giá điện đang gây bức xúc cho người dân. Đoàn thanh tra về cung ứng điện của EVN đang vào cuộc.

Những khoản tiền chục nghìn tỷ mang đi gửi ngân hàng của công ty con đang được nhắc tới, tuy vậy ở khía cạnh khác, các công ty con lại đang đi vay nợ hàng chục nghìn tỷ đồng. Thậm chí các công ty con còn có những khoản "vay lại" của công ty mẹ EVN.

5 công ty con phân phối điện của EVN: Có 30.000 tỷ gửi ngân hàng nhưng vay nợ 100.000 tỷ

Tập đoàn EVN thiếu 1 triệu tấn than cho sản xuất điện

Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá: 5 công ty con EVN có tiền gửi ngân hàng là chuyện bình thường

EVN tốn đến 82% chi phí mua điện

Bài thuộc chủ đề EVN vì sao thua lỗ?
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cac-cong-ty-phat-dien-cua-evn-ganh-nang-lai-vay-nghin-ty-dong-dang-bao-mon-loi-nhuan-187651.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vay nợ hàng chục nghìn tỷ, các công ty phát điện của EVN oằn lưng trả lãi!
POWERED BY ONECMS & INTECH