Vị công chúa đầu tiên của Việt Nam trở thành hoàng hậu ở nước ngoài nhưng xuất giá đi tu chỉ sau 1 năm, sau khi qua đời được dân tôn là Thần Mẫu

27-02-2024 07:01|Thanh Thanh

Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội được tổ chức trên một ngọn núi lớn ở miền Trung.

Dưới triều đại nhà Trần, một công chúa được gả cầu thân với nước Chiêm Thành với mục đích mở rộng bờ cõi nước Đại Việt, đó chính là công chúa Huyền Trân, con gái út của Trần Nhân Tông thế kỷ XIII. Cuộc đời của công chúa “quốc sắc thiên hương” đã đi vào lịch sử và trở thành huyền thoại trong đời sống văn hóa Việt Nam.

Công chúa Huyền Trân (Ảnh minh hoạ)

Công chúa Huyền Trân (Ảnh minh hoạ)

Cuộc đời công chúa Huyền Trân (1287-1340) được sách Việt sử giai thoại viết: "Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Quốc vương Chiêm Thành. Đáp lại, Quốc vương Chiêm Thành đem đất hai châu Ô và Lý - vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay - dâng cho Đại Việt làm sính lễ, giúp lãnh thổ nước ta được mở rộng về phía Nam".

Còn theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1301, vua Trần có chuyến du ngoạn nước Chiêm Thành. Trước khi ra về, ông hứa gả con gái là công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân, dù lúc đó vua Chiêm đã hơn 80 tuổi. Sau khi kết hôn, vua Chiêm Thành phong Huyền Trân làm Vương hậu.

Một năm sau khi trở thành Vương hậu, vua Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung cướp về (vì theo tục lệ Chiêm Thành, hễ Vua mất thì Hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo). Về nước, bà chọn xuất gia đi tu. Bà mất vào năm 1340. Dân chúng quanh vùng thương tiếc, tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Công chúa Huyền Trân (Ảnh minh hoạ)

Công chúa Huyền Trân (Ảnh minh hoạ)

Chỉ với cỗ xe hoa, công chúa Huyền Trân trở thành “sứ giả” của tình hòa bình và hữu nghị phát triển của hai quốc gia, tăng cường sự bang giao, nhân dân được sống yên bình. Công lao ấy của một công chúa thật là to lớn.

Tượng thờ công chúa Huyền Trân tại Huế (Ảnh tư liệu)

Tượng thờ công chúa Huyền Trân tại Huế (Ảnh tư liệu)

Cuộc đời của bà đẹp đẽ thanh cao và rất gần gũi với nhân dân. Nhân dân bên cạnh lòng tôn kính, biết ơn và cảm thông nỗi ưu tư sâu xa khi bà làm dâu nơi “đất khách, quê người”. Ngoài những làng, chùa thờ bà ở miền Bắc, ở miền Trung ven biển Thừa Thiên - Huế có một hòn đảo mang tên Huyền Trân, một ngôi miếu thờ ở Quảng Trị. Không ai rõ hòn đảo, ngôi miếu mang tên bà từ thuở nào nhưng ai cũng rõ đó là biểu tượng tấm lòng ngưỡng mộ, sức sống lâu bền mà nhân dân dành cho bà. Bởi lẽ công chúa thì nhiều nhưng công chúa như Huyền Trân thì chưa từng gặp trong lịch sử và có sức mạnh tinh thần mạnh mẽ trong dân chúng đến vậy. Công chúa Huyền Trân mãi sống với lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Ngoài Huyền Trân thì An Tư công chúa của nhà Trần cũng là số ít công chúa Việt lấy chồng nước ngoài.

21.png
Năm 1943, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết cuốn tiểu thuyết lịch sử An Tư để nói về cuộc đời của nàng công chúa nhà Trần không được lịch sử nhắc đến

Cụ thể, An Tư công chúa, còn gọi là Thiên Tư công chúa, là con gái út của vua Trần Thái Tông (1218-1277). Bà cũng là em gái của Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông.

Cuộc đời của An Tư công chúa được sử Việt chép rất sơ lược, không rõ cả năm sinh năm mất. Năm 1285, Hốt Tất Liệt phong con trai (Thoát Hoan) làm Trấn Nam vương, dẫn đại quân tiến vào xâm lược nước ta. Giai đoạn đầu, với sức mạnh vượt trội, quân Nguyên giành thế áp đảo trên chiến trường. Trong tình thế nguy cấp, An Tư công chúa tự nguyện kết hôn với Thoát Hoan, tạo điều kiện cho vua tôi nhà Trần có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

Một số sách ghi chép nói bà đã làm nhiệm vụ mật báo nhiều tin tức quan trọng, là một "điệp viên cao cấp" của nhà Trần. Tuy nhiên chiến thắng quân Nguyên, triều Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư công chúa. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân.

>> Nhà giáo duy nhất của Việt Nam được suy tôn làm Thánh: Được mệnh danh là 'nhà tiên tri' số 1 Việt Nam, dự đoán cả tên gọi hiện tại của nước ta

Công chúa có số phận lạ lùng bậc nhất trong sử Việt: Lấy hai vị vua của hai triều đại đối địch, khiến hoàng đế mang tiếng lấy 'vợ thừa'

Bí ẩn xác ướp trăm tuổi xinh xắn tựa như phiên bản thật của ‘công chúa ngủ trong rừng’, vẫn còn khả năng chớp mắt khiến các nhà khoa học bối rối

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-cong-chua-dau-tien-cua-viet-nam-tro-thanh-hoang-hau-o-nuoc-ngoai-nhung-xuat-gia-di-tu-chi-sau-1-nam-sau-khi-qua-doi-duoc-dan-ton-la-than-mau-d116826.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vị công chúa đầu tiên của Việt Nam trở thành hoàng hậu ở nước ngoài nhưng xuất giá đi tu chỉ sau 1 năm, sau khi qua đời được dân tôn là Thần Mẫu
    POWERED BY ONECMS & INTECH