Sống

Vì sao sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng liên tục nhận thất bại?

Nhật Linh 05/09/2023 - 11:32

Tuy tài giỏi là thế, nhưng cuộc đời Khổng Minh vẫn phải đón nhận không ít thất bại khi chinh chiến nơi xa trường, nhất là khi Lưu Bị qua đời.

Thời kỳ Tam Quốc có thể nói là dòng chảy bất tận của những anh hùng hào kiệt mà trong đó người nổi tiếng nhất phải kể đến có lẽ là Gia Cát Lượng. Nhìn từ giai đoạn lịch sử Tam Quốc hào hùng, Gia Cát Lượng có thể nói là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, vượt qua mọi yếu tố thời gian để vang danh tới tận ngày nay.

Ông là người có công lớn trong việc thành lập nên Thục Hán và giúp Lưu Bị giành được 1/3 thiên hạ, cạnh tranh với Tào Tháo và Tôn Quyền. Đối với Gia Cát Lượng, cái chết của Lưu Bị có lẽ là bước ngoặt lớn nhất cuộc đời ông. Sau khi quân chủ Lưu Bị qua đời, các cuộc chinh chiến của Gia Cát Lượng liên tiếp thất bại. Nguyên nhân là do đâu?

3

Lưu Thiện không gánh nổi trách nhiệm nặng nề

Thực tế, khi nhắc đến Lưu Bị, dường như người ta đều cho rằng ông không có gì nổi bật, chỉ mang trong mình dòng máu hoàng thất nhà Hán. Nhưng ông có thể trở thành người sáng lập nhà Thục Hán thì hẳn phải có năng lực vượt trội của riêng mình, nhưng ánh hào quang của ông đã bị lu mờ phần nào bởi Quan Vân Trường và Gia Cát Lượng.

Nhưng Lưu Bị rất trọng người tài. Ông mời Gia Cát Lượng ra khỏi núi và phong làm cố vấn quân sự, tạo cơ hội cho Gia Cát Lượng lập công lớn. Ông cũng ủng hộ mạnh mẽ của Lưu Bị đối với một số quyết định của Gia Cát Lượng.

Tuy nhiên, sau khi Lưu Bị qua đời, con trai ông là Lưu Thiện lên nối ngôi nhưng lại không có được năng lực như người tiền nhiệm, nhiều người gọi ông là “vô năng” nên không thể nhận được sự ủng hộ từ quần thần. Con trai Lưu Bị cũng bị cho là trình độ tầm thường, không biết dùng người.

Điển hình là việc tin dùng Lý Nghiêm. Khi đó, Ngụy quốc phái Tư Mã Ý làm chủ soái, nhưng Tư Mã Ý vì chuẩn bị không tốt và quá vội vàng nên đã bị Gia Cát Lượng đánh bại, Tư Mã Ý sợ hãi trốn trong trại, không dám xuất quân.

Nếu Gia Cát Lượng có thể nắm bắt cơ hội hiếm có này mà tiếp tục truy kích, Lượng rất có thể sẽ thực hiện được mục tiêu chiếm được Trung Nguyên ở lần đánh này.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, người chịu trách nhiệm vận chuyển lương thực là Lý Nghiêm. Lý Nghiêm và Gia Cát Lượng trước giờ không hợp, hơn nữa người này lòng dạ bất chính, là việc không sắc bén, không kịp thời chuyển lương thực đến doanh trại, còn phái người yêu cầu Gia Cát Lượng lui binh, Gia Cát Lượng vì bỏ lỡ mất thời cơ nên đành bất lực tán binh.

1

Đấu đá lẫn nhau trong nội bộ triều đình

Sau cái chết của Lưu Bị, nhà Thục Hán bắt đầu đấu đá lẫn nhau. Những rắc rối bên ngoài chưa được giải quyết, những lục đục nội bộ bên trong đã bắt đầu. Gia Cát Lượng chưa thể giải quyết được vấn đề này mà tiến hành Bắc phạt. Vì thế thất bại là điều khó tránh khỏi.

Gia Cát Lượng đã kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần

Trước khi Lưu Bị băng hà, ông đã nói với Gia Cát Lượng rằng nếu con cháu của ông không gánh nổi trách nhiệm nặng nề thì Gia Cát Lượng có thể tự phong vua. Nhưng Gia Cát Lượng quyết giữ lòng trung thành của mình. Tất nhiên, đây cũng có thể là cái bẫy do Lưu Bị giăng ra nhằm ngăn cản Gia Cát Lượng lên ngôi vua sau này. Dù vậy, Gia Cát Lượng cũng đã thực hiện được lời hứa của mình. Ông biết ơn lòng tốt của Lưu Bị đối với mình nên đã cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của nhà Thục Hán.

Tuy nhiên, những thất bại liên tiếp của cuộc viễn chinh phương Bắc khiến ông kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, tâm lý của ông cũng đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Ngoài ra, Gia Cát Lượng còn nhiều lần lo lắng vì không hoàn thành lời giao phó của Lưu Bị. Thời điểm đó, ông đang trên đường đi Bắc phạt nên thể trạng gặp nhiều ảnh hưởng không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định chiến lược của ông, vì vậy Gia Cát Lượng đã ngã bệnh vì làm việc quá sức. Ông qua đời trong cuộc Bắc phạt lần thứ năm.

2

Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng nhiều lần thất bại, các yếu tố bất lợi thực ra cũng rất phức tạp và đa dạng. Chẳng hạn như, đối thủ của Thục cũng rất mạnh, hay vận may không tìm đến… nhưng lý do quan trọng nhất có lẽ là bởi Lưu Thiện bất tài, bao bọc gian thần, luôn nghi ngờ và không hoàn toàn tin tưởng Gia Cát Lượng. Cộng thêm với việc Gia Cát Lượng đích thân đi chiến đấu, nhưng lại không có đội hậu phương vững chắc và đáng tin cậy, dẫn đến thất bại không chỉ của Gia Cát Lượng mà của cả nước Thục.

Gia Cát Lượng không phải họ “Gia Cát”, bí ẩn đằng sau chuyện đổi họ là gì?

Giải mã thành công của Pickleball: Khi vớ vẩn... vớ bẫm

Lưu Bị cả đời lấy bốn chữ này làm tôn chỉ, qua đó cứu mạng ông trước Tào Tháo, lập nên một trong ba triều đại hùng mạnh thời Tam Quốc

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-sao-sau-khi-luu-bi-qua-doi-gia-cat-luong-lien-tuc-nhan-that-bai-d108063.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vì sao sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng liên tục nhận thất bại?
POWERED BY ONECMS & INTECH