Nhịp sống

Việt Nam có 'kho báu' tỷ đô dưới lòng đất, từ rễ đến ngọn đều hái ra tiền, xưa ăn chống đói giờ xuất khẩu khắp các nước

Khả Vy 21/07/2024 - 23:49

Với diện tích trồng lên đến hơn nửa triệu ha mỗi năm, Việt Nam đang sở hữu một loại “cây tỷ USD”.

Sắn là loại củ gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là trong những năm tháng khó khăn, thiếu thốn. Khi ấy, sắn được xem như "cứu cánh" chống đói khi được nấu cùng với cơm thành món "cơm độn".

Ngày nay, sắn là loại "cây tỷ USD" với giá trị kinh tế lớn. Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng sắn mỗi năm tại Việt Nam lên đến 530.000ha, sản lượng củ sắn tươi trên 10 triệu tấn.

Sắn là loại củ gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là trong những năm tháng khó khăn, thiếu thốn. Ảnh: Internet

Sắn là loại củ gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là trong những năm tháng khó khăn, thiếu thốn. Ảnh: Internet

Trong năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt 2,95 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 9,1% về khối lượng và giảm 7,3% về giá trị so với năm 2022. Mặt hàng sắn đóng góp hơn 231 triệu USD với 821,51 nghìn tấn, tăng 8% về khối lượng và tăng 4,9% về giá trị so với năm 2022.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính cho sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong năm 2023, chiếm 91,52% về khối lượng và 90,99% về giá trị trong tổng xuất khẩu của cả nước, đạt 2,7 triệu tấn và 1,18 tỷ USD tương ứng.

Ngày nay, sắn là loại

Ngày nay, sắn là loại "cây tỷ USD" với giá trị kinh tế lớn. Ảnh: Internet

Mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ, giá trị xuất khẩu sắn năm 2023 vẫn ghi nhận mức tăng. Điều này cho thấy nỗ lực tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm sắn của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, nước ta đã có bước tiến dài trong việc trồng sắn và trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Điểm đặc biệt là không chỉ củ sắn mà cả lá sắn đều là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu tỷ USD cho đất nước. Thêm vào đó, thân cây, ngọn cây sắn cũng có nhiều công dụng quý, góp phần gia tăng giá trị kinh tế cho cây trồng này.

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, nước ta đã có bước tiến dài trong việc trồng sắn và trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Ảnh: Internet

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, nước ta đã có bước tiến dài trong việc trồng sắn và trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Ảnh: Internet

Bên cạnh thị trường Trung Quốc, các thị trường xuất khẩu khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) , EU cũng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Do đó, cần có chiến lược phát triển phù hợp để đẩy mạnh xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang các thị trường này.

Điểm đặc biệt là không chỉ củ sắn mà cả lá sắn đều là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu tỷ USD cho đất nước. Ảnh: Internet

Điểm đặc biệt là không chỉ củ sắn mà cả lá sắn đều là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu tỷ USD cho đất nước. Ảnh: Internet

Sắn là loài cây có hầu hết các bộ phận đều được sử dụng trong y học dân gian, nhưng bộ phận được ưa chuộng nhất là rễ (hay củ sắn), được thu hoạch vào mùa đông và xuân. Sau khi đào lên, rễ sắn dây được rửa sạch, lột vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong y học cổ truyền gọi là cát căn.

Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, thúc đẩy sự lưu thông nội tạng, giúp giảm sốt, giảm đau đầu, đau cổ gáy và có tác dụng giải nhiệt, làm dịu các triệu chứng như sởi, sốt cao khát nước, tiêu chảy, kiết lỵ, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, trĩ xuất huyết và tai ù tai điếc.

Sắn cũng có nhiều ứng dụng trong chế biến công nghiệp, làm thức ăn cho gia súc. Củ sắn được sử dụng tươi, chế biến thành sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn và các sản phẩm tinh bột biến tính. Thân sắn được sử dụng làm giống, làm nấm, làm củi đun và nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo.

Sắn là loài cây có hầu hết các bộ phận đều được sử dụng trong y học dân gian. Ảnh: Internet

Sắn là loài cây có hầu hết các bộ phận đều được sử dụng trong y học dân gian. Ảnh: Internet

Lá sắn từ lâu đã được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi như nuôi cá, nuôi tằm và sau đó được xuất khẩu sang các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản và các khu vực có đông người dân châu Á sinh sống. Trong tương lai, dự báo nhu cầu về sắn và tinh bột sắn từ các nhà nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng cao do nhu cầu dự trữ lương thực, ngũ cốc và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Hiệp hội Sắn Việt Nam đã đề ra mục tiêu xuất khẩu sắn đến năm 2028 đạt 2 tỷ USD mỗi năm, dự kiến tăng lên 2,5 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050.

>> Việt Nam có một ‘mỏ vàng’ triệu đô dưới lòng đất, bạt ngàn ở nước ta nhưng là của hiếm trên thế giới

Việt Nam đang sở hữu 100.000 tấn 'kho báu' lớn thứ 3 thế giới, toàn cầu cực khan hiếm, tỉnh sẽ lên TP trực thuộc Trung ương nắm 90% tài nguyên

‘Kho báu xanh’ đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận nằm ngay tại TP. HCM, được quy hoạch thành ‘đô thị trong rừng’

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-co-kho-bau-ty-do-duoi-long-dat-tu-re-den-ngon-deu-hai-ra-tien-xua-an-chong-doi-gio-xuat-khau-khap-cac-nuoc-d128284.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam có 'kho báu' tỷ đô dưới lòng đất, từ rễ đến ngọn đều hái ra tiền, xưa ăn chống đói giờ xuất khẩu khắp các nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH