Chứng khoán

Vụ Hòa Phát và Formosa 'tuyên chiến' thép Trung Quốc: Hồ sơ gửi Cục Phòng vệ thương mại đã đầy đủ, hợp lệ

Hải Băng 14/06/2024 - 21:43

Thép cuộn cán nóng (HRC) từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tiếp tục tăng nóng trong 4 tháng đầu năm với giá thành luôn rẻ hơn từ 32 - 59 USD/tấn so với giá nhập từ các quốc gia khác.

Ngày 14/6, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) xác nhận hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại.

Hồ sơ này được Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và Formosa gửi đến Cơ quan điều tra vào cuối tháng 3. Sau đó, Cơ quan điều tra đã 2 lần đề nghị phía doanh nghiệp bổ sung thêm thông tin, tài liệu để hoàn thiện vào tháng 4 và 5.

>> ‘Tuyên chiến’ với thép Trung Quốc là ‘nước cờ’ của ông Trần Đình Long nhằm mở đường cho siêu dự án 85.000 tỷ đồng đi vào hoạt động

Vụ Hòa Phát và Formosa 'tuyên chiến' thép Trung Quốc: Hồ sơ gửi Cục Phòng vệ thương mại đã đầy đủ, hợp lệ
HRC dùng để sản xuất tôn mạ, ống thép, thép H, thép I trong xây dựng và nhiều ứng dụng khác

Trong 45 ngày tới, Cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc. Nội dung thẩm định Hồ sơ bao gồm: (i) Xác định tư cách đại diện hợp pháp của ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương; (ii) Xác định chứng cứ về việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.

Trước nội dung thẩm định trên, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ, ống thép trong nước gồm: Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Tôn Đông Á (GDA), Tôn Phương Nam, Tôn Pomina... đã gửi công văn lên Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Phòng vệ thương mại cho rằng Hòa Phát hoặc một trong số các công ty con của Hòa Phát không đủ tư cách pháp lý để nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là nhóm doanh nghiệp sử dụng HRC làm nguyên liệu đầu vào.

>> 12 DN tôn mạ và ống thép (NKG, HSG…) ‘bóc mẽ’ Hòa Phát vụ ‘tuyên chiến’ với thép Trung Quốc, yêu cầu bác bỏ tư cách nguyên đơn

Khi sự việc vẫn đang chờ xử lý, HRC xuất xứ từ Trung Quốc vẫn tiếp tục "ồ ạt" vào Việt Nam. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng HRC nhập khẩu về Việt Nam là 3,93 triệu tấn (tăng 32% svck) và bằng 159% lượng sản xuất HRC của các công ty trong nước. Trong đó, lượng nhập từ Trung Quốc chiếm 73% với 2,9 triệu tấn (tăng hơn 2 lần cùng kỳ).

Trước đó, năm 2023, lượng HRC nhập từ Trung Quốc là 6,3 triệu tấn (tăng gần 2 lần so với năm 2022) và chiếm khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ HRC trong nước.

Theo tìm hiểu, giá HRC nhập từ Trung Quốc thấp hơn giá nhập từ các quốc gia khác từ 32 - 59 USD/tấn và đặc biệt thấp hơn đến 123 USD/tấn với giá HRC nhập từ Hàn Quốc.

>> 'Mối nguy' với Hòa Phát (HPG) và Formosa ngày càng gia tăng

Kỳ vọng nâng hạng thị trường vào tháng 9/2024 khó thành hiện thực

Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-hoa-phat-va-formosa-tuyen-chien-thep-trung-quoc-ho-so-gui-cuc-phong-ve-thuong-mai-da-day-du-hop-le-238737.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vụ Hòa Phát và Formosa 'tuyên chiến' thép Trung Quốc: Hồ sơ gửi Cục Phòng vệ thương mại đã đầy đủ, hợp lệ
POWERED BY ONECMS & INTECH