Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan chi hơn 662 tỷ để mua 72% cổ phần bảo hiểm FWD
Tiếp tục kê biên 82% vốn cổ phần tại bảo hiểm FWD để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án Vạn Thịnh Phát.
TAND TP.HCM đã công bố bản án giai đoạn hai vụ Vạn Thịnh Phát, trong đó buộc bà Trương Mỹ Lan phải bồi thường hơn 30.000 tỷ đồng cho các trái chủ và những người liên quan đến giao dịch trái phiếu.
Để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường này, HĐXX đã xem xét kỹ các tài sản bị kê biên, phong tỏa trước đó liên quan vụ án.
Trương Mỹ Lan chi hơn 662 tỷ đồng để sở hữu 72% vốn góp tại bảo hiểm FWD
Đối với 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam (FWDA): HĐXX xét thấy cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường cho các bên bị hại liên quan đến vụ án của bà Trương Mỹ Lan.
Theo hồ sơ, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chi 662,4 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhân thọ FWD (Bermuda) để sở hữu 72% vốn góp tại FWDA thông qua các cá nhân và tổ chức. Thỏa thuận chuyển nhượng hoàn tất vào ngày 8/6/2022.
Những cá nhân và tổ chức đứng tên gồm Ngô Thanh Nhã, Lâm Thị Hòa, Trịnh Quang Công, Vũ Thị Hồng Hạnh, Trương Vincent Kinh (Lâm Khắc Vinh), Nguyễn Phi Long, Nguyễn Thanh Tùng và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam. Tại tòa, các cá nhân và tổ chức này thừa nhận rằng họ chỉ đứng tên giúp bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ảnh bà Trương Mỹ Lan |
>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Tài sản kê biên lộ diện 82% cổ phần Bảo hiểm FWD
Đối với 10% cổ phần FWDA do TVSI đứng tên, dựa trên hợp đồng mua bán cổ phần ngày 13/10/2021 giữa FWD (Bermuda) và TVSI cùng các chứng cứ chuyển tiền, phần cổ phần này được xác nhận là thuộc sở hữu của TVSI và không liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo.
Tuy nhiên, TVSI là đơn vị tư vấn và phát hành thành công 25 gói trái phiếu không có tài sản đảm bảo cho các công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra. Do đó, TVSI có nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi phát sinh cho các trái chủ của 6 mã trái phiếu trong vụ án, vì vậy tài sản này tiếp tục bị kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của bà Trương Mỹ Lan.
Kê biên tài sản và các chi tiết bổ sung
Theo kết luận điều tra, trong số tài sản bị kê biên giai đoạn 2, có 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam, tương đương 492 tỷ đồng.
Ngoài ra, kết luận điều tra nêu rõ, 18% cổ phần còn lại tại bảo hiểm FWD đứng tên Hồ Quốc Minh (hiện đã xuất cảnh) và Nguyễn Tiến Thành (đã qua đời).
Trước đó, tại tòa án, bà Trương Mỹ Lan khai rằng đã chi tổng cộng 920 tỷ đồng để mua lại toàn bộ 100% phần vốn góp tại Bảo hiểm FWD.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Tiếp tục kê biên cổ phần bảo hiểm FWD và Vietcombank Bonday Bến Thành
Vụ Vạn Thịnh Phát: Xét xử trực tuyến giữa trại giam T30 và trụ sở tòa cấp cao
Vụ Vạn Thịnh Phát: Tiếp tục kê biên công ty vốn điều lệ 1.600 tỷ liên quan gia đình Trương Mỹ Lan