Vụ Vạn Thịnh Phát: Một bị cáo không hiểu vì sao bị bắt, không rõ mình đã tham ô gì?

23-03-2024 07:34|Lan Phương

Bị cáo này đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt 163.000 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 99.000 tỷ đồng cho SCB.

Chiều 22/3, TAND TP. HCM tiếp tục phiên xét xử vụ Vạn Thịnh Phát. Theo VnExpress, tại phần tự bào chữa, bị cáo Hồ Bửu Phương (cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát) cho biết lúc đầu không hiểu vì sao bị bắt, quá trình điều tra cũng không rõ mình đã tham ô gì, nhưng khi đọc cáo trạng đã cảm thấy nhẹ lòng vì hành vi của bị cáo được thể hiện rõ là giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 163.000 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 99.000 tỷ đồng cho SCB.

Trong vụ án này, bị cáo Phương bị đề nghị mức án 19-20 năm tù. Hồ Bửu Phương bị cáo buộc nhận chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, phối hợp với Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các cá nhân liên quan lên phương án "giải quỹ", giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt 163.000 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 99.000 tỷ đồng cho SCB.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Một bị cáo không hiểu vì sao bị bắt, không rõ mình đã tham ô gì?
Bị cáo Hồ Bửu Phương

Cụ thể, để rút được tiền từ SCB, bà Lan đã chỉ đạo các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại ngân hàng và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Anh...) tổ chức thành lập nhiều bộ phận, đơn vị, công ty, thuê và sử dụng hàng nghìn cá nhân, câu kết chặt chẽ với nhau, thông đồng với các công ty thẩm định giá, triển khai rút tiền từ SCB.

Nhằm hợp thức hóa việc rút tiền đã được SCB giải ngân theo phương án khống, cắt đứt, che giấu dòng tiền, tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng, bà Lan chỉ đạo Phương, Nguyễn Phương Anh, Đặng Phương Hoài Tâm, Phan Chí Luân lập phương án thực hiện việc "giải quỹ" bằng việc lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống, để có thể sử dụng tiền mà không bị các cơ quan chức năng kiểm tra, đồng thời né tránh việc phải nộp thuế theo quy định.

Cụ thể, kết quả điều tra xác định, có 277 khoản vay của 118 công ty tại SCB là bằng các hợp đồng hứa chuyển nhượng do Phương tạo lập. Đến 17/10/2022, các khoản vay này còn dư nợ gốc 216.982 tỷ đồng và dư nợ lãi 99.228 tỷ đồng. Trong số đó, số tiền được rút ra dưới hình thức tạo lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống là 190.771 tỷ đồng.

>> 13 tài sản của bà Trương Mỹ Lan chưa bị phong toả, tòa nhà tỷ USD được rao bán để khắc phục hậu quả cho SCB

Cập nhật lịch triển khai hệ thống KRX

Loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị 'sờ gáy'

Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan xin dùng 2 bất động sản ‘khủng’ tại Hà Nội để khắc phục hậu quả

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-mot-bi-cao-khong-hieu-vi-sao-bi-bat-khong-ro-minh-da-tham-o-gi-227449.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vụ Vạn Thịnh Phát: Một bị cáo không hiểu vì sao bị bắt, không rõ mình đã tham ô gì?
POWERED BY ONECMS & INTECH