Vụ Vạn Thịnh Phát: Một người nhận biết sai phạm, nhiều lần kiến nghị lên Phó Tổng Giám đốc nhưng bất thành

22-01-2024 22:09|Hồ Nga

Dù đã kiến nghị lên Phó Tổng Giám đốc bằng lời nói, nhưng vì áp lực chỉ tiêu và sự chỉ đạo cương quyết của lãnh đạo nên người này vẫn thực hiện hành vi phạm tội.

Viện KSND Tối cao đã công bố cáo trạng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan. Cáo trạng cũng ghi rõ hành vi phạm tội của từng người, liên quan đến từng sự việc. Trong số các bị can bị khởi tố, có Từ Văn Tuấn.

Từ Văn Tuấn làm việc tại SCB từ tháng 6/2017 đến khi bị khởi tố, nguyên là Giám đốc Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale. Tại SCB, Từ Văn Tuấn đã trải qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau.

Từ 1/6/2020 đến 28/4/2022, với vai trò là Giám đốc/lãnh đạo phụ trách Trung tâm Wholesale, Từ Văn Tuấn đã ký đồng ý cho 149 khách hàng, vay 149 khoản, có dư nợ tại SCB đến 17/10/2022 là 205.158 tỷ đồng (trong đó dư nợ gốc 177.902 tỷ đồng và dư nợ lãi 27.256 tỷ đồng).

Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá tài sản đảm bảo cho các khoản vay này là 74.292 tỷ đồng. Hành vi của Từ Văn Tuấn đã giúp sức Trương Mỹ Lan rút tiền, gây thiệt hại cho SCB số tiền 130.866 tỷ đồng.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ nhân tố giúp nâng khống giá trị lô đất 274 Nam Kỳ Khởi Nghĩa lên 12 lần

Từ Văn Tuấn nhận thức rõ việc lãnh đạo ngân hàng SCB chỉ đạo các đơn vị kinh doanh lập hồ sơ cho vay đối với nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát là quy trình ngược, giải ngân trước, hợp thức hóa thủ tục sau, trái với quy định của pháp luật.

Lời khai của Từ Văn Tuấn cho thấy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã nhiều lần kiến nghị bằng lời nói (không qua email, văn bản giấy…) với cấp Phó Tổng Giám đốc ngân hàng SCB, là làm sai quy trình. Nhưng vì cấp lãnh đạo chỉ đạo cương quyết, nên Tuấn và các nhân viên cấp dưới phải thi hành.

>> Profile 8 cựu Phó Tổng Giám đốc SCB bị truy tố vụ Vạn Thịnh Phát: Người đã chết, người bị truy nã

Ngoài ra bản thân Từ Văn Tuấn chịu áp lực về chỉ tiêu, cũng như tin tưởng cấp hội sở đảm bảo, không xảy ra hậu quả nên Từ Văn Tuấn vẫn thực hiện mặc dù nhận thấy sai quy trình.

Ảnh: Bà Trương Mỹ Lan, ông Nguyễn Cửu Tính và và ông Diệp Bảo Châu

Trở lại với lời khai của Từ Văn Tuấn về việc đã phản ánh với Phó Tổng Giám đốc ngân hàng SCB. Từ tháng 6/2020 đến tháng 4/2022 - thời gian Từ Văn Tuấn ký đồng ý các khoản vay - SCB có nhiều Phó Tổng Giám đốc đương nhiệm.

- Năm 2020 khi ông Trương Khánh Hoàng giữ vị trí quyền Tổng Giám đốc thì các ông Diệp Bảo Châu, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Nhã Nam và Vũ Đức Hưng là các Phó Tổng Giám đốc.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Làm 2 năm, được ‘thưởng lễ tết’ 5 tỷ, một ‘sếp’ SCB mang tiền đi mua cổ phiếu

- Năm 2021, ông Diệp Bảo Châu là Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối quản lý rủi ro kiêm Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban tái cơ cấu SCB. Ngoài ra SCB còn có các Phó Tổng Giám đốc khác, như người phụ trách khối phê duyệt tín dụng và xử lý nợ Trần Thị Mỹ Dung; phụ trách khối vận hành và công nghệ Nguyễn Ngọc Nhã Nam, hay phụ trách khối kế toán kiêm kế toán trưởng Nguyễn Văn Hùng…

- Nửa đầu năm 2022, báo cáo tài chính quý 2/2022 của SCB ghi nhận ông Nguyễn Cửu Tính đang là Phó Tổng Giám đốc.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Một Trưởng Ban kiểm soát SCB nghỉ việc, được Trương Mỹ Lan cho 20 tỷ đồng

Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ nhân tố giúp nâng khống giá trị lô đất 274 Nam Kỳ Khởi Nghĩa lên 12 lần

Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ diện người nghĩ ra 'diệu kế', kết nối người được thuê ký khống giấy tờ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-mot-nguoi-nhan-biet-sai-pham-nhieu-lan-kien-nghi-len-pho-tong-giam-doc-nhung-bat-thanh-220804.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vụ Vạn Thịnh Phát: Một người nhận biết sai phạm, nhiều lần kiến nghị lên Phó Tổng Giám đốc nhưng bất thành
POWERED BY ONECMS & INTECH