Khách du lịch Trung Quốc nhiều năm qua nổi tiếng thế giới về mức độ chi tiêu, đặc biệt là mua sắm hàng xa xỉ.
Từ ngày 27-30/3/2024, phái đoàn cấp cao của Tập đoàn Du lịch Trung Quốc (China Tourism Group - CTG) và Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc (China Duty Free - CDF, thành viên của CTG) đến làm việc tại Việt Nam.
CTG là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, được quản lý trực tiếp bởi Chính phủ Trung Quốc, trong khi CDF là tập đoàn kinh doanh hàng miễn thuế lớn nhất Trung Quốc với doanh thu năm 2023 là 9,3 tỷ USD, lợi nhuận ròng 939,4 triệu USD.
Sau khi khảo sát và làm việc với UBND TP. HCM, Nha Trang (Khánh Hòa), Móng Cái (Quảng Ninh), CDF và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc mở ba cửa hàng miễn thuế tại ba địa phương trên.
Ban lãnh đạo Tập đoàn IPPG, Tập đoàn CTG, Tập đoàn CDF tại trụ sở Tập doàn IPPG |
>> Đằng sau cú bắt tay của 'vua hàng hiệu' Jonathan Hạnh Nguyễn và Changi Airports
Được biệt, tập đoàn của ''ông vua hàng hiệu'' Jonathan Hạnh Nguyễn hiện đang chiếm khoảng 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước và vẫn đang mở rộng kinh doanh đầu tư thêm nhiều lĩnh vực khác.
Theo đại diện Tập đoàn IPPG, với thế mạnh 138 thương hiệu và hơn 1.200 cửa hàng trên toàn quốc sẵn sàng đầu tư hệ thống cửa hàng miễn thuế nội đô đẳng cấp chuyên nghiệp để thu hút và phục vụ mua sắm cho du khách.
Đây cũng là nơi quảng bá sản phẩm địa phương ra toàn cầu, sản phẩm có giá trị cao giúp tăng thu du lịch, tăng giá trị thương mại, cộng hưởng dịch vụ khác như khách sạn, ăn uống, thương mại, vận chuyển.
Cụ thể, ngay trong năm 2024, cửa hàng miễn thuế ở Bắc Luân tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) sẽ mở cửa và dự kiến Móng Cái sẽ đón thêm 10 triệu khách Trung Quốc.
Tại Nha Trang (Khánh Hoà), cửa hàng miễn thuế nội đô ở trung tâm TP sẽ được đầu tư trong năm 2024 và khai trương đầu năm 2025, sẵn sàng để đón lượng khách quốc tế lên tới 12 triệu người. Trong đó 50% sẽ là khách Trung Quốc, sau khi các cửa hàng miễn thuế đi vào hoạt động.
Tại TP. HCM, cửa hàng miễn thuế nội đô dự kiến cũng sẽ sớm được mở ở trung tâm quận 1 để thuận tiện cho khách du lịch mua sắm.
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPPG cho biết, việc bắt tay của hai tập đoàn kỳ vọng sẽ mang lại sự đột phá tăng trưởng thương mại du lịch cho Việt Nam. Mở ra cơ hội đột phá cho việc phát triển thị trường du lịch mua sắm tại Việt Nam.
Theo Chủ tịch IPPG, ba trung tâm thương mại miễn thuế được mở tại ba điểm đến hàng đầu sẽ thu hút khoảng 25 triệu khách Trung Quốc tới Việt Nam mỗi năm.
Đây đều là những dòng khách cao cấp, chi tiêu nhiều, góp phần điều chỉnh cơ cấu, giúp Việt Nam đón được nguồn khách hạng sang từ thị trường này.
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhận định sự hợp tác này sẽ mở ra những cơ hội quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp "không khói" nước nhà. Đặc biệt, nếu các cơ sở mua sắm miễn thuế được đầu tư và vận hành hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch, thu hút ngoại tệ, tạo thêm lao động việc làm.
Cửa hàng mua sắm miễn thuế nội đô (Downtown Duty Free) là mô hình kinh doanh rất thịnh hành ở những thành phố lớn, chẳng hạn như ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) ngành này đạt doanh số 16 tỷ USD/năm. Khách du lịch Trung Quốc nhiều năm qua nổi tiếng thế giới về mức độ chi tiêu, đặc biệt là mua sắm hàng xa xỉ. Năm 2023, du khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt khoảng 1,8 triệu lượt, đứng thứ hai trong thị trường khách quốc tế đến Việt Nam.
Đằng sau cú bắt tay của 'Vua hàng hiệu' Jonathan Hạnh Nguyễn và Changi Airport
Chuỗi cửa hàng kinh doanh phở ‘hàng hiệu’ Big Bowl của ông Jonathan Hạnh Nguyễn đang làm ăn ra sao?