Quốc hội yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp "sân sau" của ngân hàng.
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trong lĩnh vực tài chính, Quốc hội yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp "sân sau" của ngân hàng.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; nhất là cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.
Đặc biệt, Quốc hội yêu cầu có giải pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo của tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp "sân sau" của ngân hàng.
Đồng thời, triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả và thực chất phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Quốc hội cũng yêu cầu tích cực triển khai phương án tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng tín dụng, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực ngân hàng.
Cùng với đó, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp; bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Đẩy mạnh thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và có giải pháp phù hợp sử dụng hiệu quả gói cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội cho vay đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ.
Thống đốc nói gì về việc chặn "đại gia" sở hữu chéo, chi phối trong ngân hàng?
Không dễ để xử lý tình trạng sở hữu chéo, sở hữu ngân hàng vượt trần
Lộ diện cổ đông lớn nhất, mới nhất trong ngân hàng nổi tiếng