Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, tiêu thụ xi măng trong nước có nhiều cạnh tranh

02-07-2022 16:22|Hà Thu

Nhu cầu tiêu thụ xi măng của Trung Quốc giảm mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dồn lực vào thị trường trong nước.

Báo cáo của CTCK Mirae Asset cho biết, các doanh nghiệp xi măng tiếp tục chịu áp lực từ thị trường xuất khẩu và suy giảm nhu cầu bất động sản.

Theo đó, trong tháng 5, sản lượng tiêu thụ xi măng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng, sản lượng xi măng đạt hơn 44 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2021.

Tiêu thụ nội địa đạt 26,7 triệu tấn, giảm 2% nhưng xuất khẩu vẫn tăng nhẹ ở mức 5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 17,3 triệu tấn. Còn mảng xuất khẩu đạt 17,3 triệu tấn, trong đó Trung Quốc là thị trường chính của xi măng Việt Nam.

Mirae Asset dự báo xuất khẩu dự báo gặp khó do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero COVID, cùng với đó là thị trường bất động sản của nước này đang trong trạng thái suy giảm đã khiến sản lượng tiêu thụ xi măng tại Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua.

Theo đó, sản lượng xi măng tiêu thụ trong quý I của Trung Quốc đạt 387 triệu tấn, giảm 15%. Trong khi, thị trường Trung Quốc chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam trong 2021.

Mirae Asset nhận định việc xuất khẩu xi măng sang thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng nên các công ty xi măng như Vissai Ninh Bình, Hoàng Mai, Xuân Trường, Thành Thắng… sẽ dồn lực vào thị trường trong nước và tạo ra áp lực lớn cho các công ty xi măng phụ thuộc chính vào thị trường nội địa như Xi măng Hà Tiên, Fico hay Holcim...

Tại Việt Nam, hơn 55% sản lượng xi măng phụ thuộc vào ngành bất động sản, việc thị trường bất động sản gặp khó khăn sẽ gây áp lực mạnh lên sản lượng và lợi nhuận của toàn ngành.

(Nguồn: Mirae Asset)

Đối với các doanh nghiệp xi măng, 2022 sẽ là một năm khó khăn khi chi phí nguyên liệu phi mã, giá bán dù đã 3 lần trong những tháng gần đây nhưng vẫn chưa theo kịp mức tăng của chi phí đầu vào.

Thực tế, chi phí nguyên liệu chiếm 30-35% giá thành sản xuất xi măng. Việc thiếu hụt nguồn cung than và đá vôi khiến các nhà sản xuất phải mua nguyên vật liệu ở mức giá cao từ các nhà nhập khẩu làm giảm biên lợi nhuận.

Mirae Asset cho rằng các công ty xi măng năm 2022 có thể giảm 3-4% biên lợi nhuận gộp nhằm duy trì sản lượng.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp trong nước đã thông báo tăng giá bán xi măng từ 50.000 - 140.000 đồng/tấn. 

Tính từ ngày 6/6, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước giảm giá bán lần thứ 5, dao động từ 2 triệu đồng/tấn thì giá xi măng vẫn đang tăng mạnh.

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, năm 2022, ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất trong đó than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% cơ cấu giá thành sản xuất xi măng.

Xi măng vẫn khó tiêu thụ, HT1 sụt giảm lợi nhuận

Ngành xi măng chật vật điều tiết sản xuất: Dư cung có thể kéo dài trong năm 2023

Tiêu thụ xi măng trong nước có thể chững lại trong năm 2023

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xuat-khau-sang-trung-quoc-giam-manh-tieu-thu-xi-mang-trong-nuoc-co-nhieu-canh-tranh-138537.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, tiêu thụ xi măng trong nước có nhiều cạnh tranh
POWERED BY ONECMS & INTECH